Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Người dùng lãnh đủ nếu giới công nghệ phân đôi
Một quan chức cao cấp nhận định nếu căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington buộc các doanh nghiệp phát triển hai thế giới công nghệ riêng, chính người dùng sẽ là nạn nhân cuối cùng.
Ảnh minh họa
Phát triển công nghệ sẽ trở nên đắt đỏ, đây là nhận xét của ông Mahendra Negi, Giám đốc tài chính hãng công nghệ Trend Micro, trên chương trình “Street Signs” hôm 28/5 của CNBC. Trend Micro phát triển phần mềm bảo mật, bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp trước hacker.
Tiếp đó, các quy định địa phương có thể dẫn đến sự phát triển khác biệt, ảnh hưởng đến tính tương thích. Chẳng hạn, người dùng phải mua nhiều smartphone, một để dùng tại Trung Quốc, một dùng ở nước ngoài.
Cạnh tranh công nghệ trở thành yếu tố quan trọng trong đối đầu và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung với ảnh hưởng lan đến chuỗi cung ứng CNTT đặt tại châu Á và Mỹ. Nhiều nhà phân tích cảnh báo các bất đồng hiện tại sẽ dẫn tới cái gọi là “splinternet”, tương lai nơi mạng kỹ số toàn cầu bị phân mảnh hay chí ít là bị chia đôi.
Gần đây, Mỹ cho Huawei vào danh sách đen, khiến việc giao thương giữa công ty với đối tác Mỹ khó khăn hơn. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Huawei làm việc cho chính phủ Trung Quốc và Washington đã thuyết phục đồng minh dừng hợp tác với Huawei vì lý do an ninh quốc gia. Về phần mình, Bắc Kinh phản đối kịch liệt bình luận của ông Pompeo, trong khi Huawei liên tục bác bỏ cáo buộc của Mỹ.
Dù Trend Micro không bán sản phẩm vật lý và vì thế chưa bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi thuế quan, ông Negi chỉ ra sau cùng, công ty sẽ cảm nhận được hiệu ứng từ chiến tranh thuế quan giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.
“Cuối cùng, khách hàng của chúng tôi, nếu họ bị ảnh hưởng thì sớm hay muộn, chúng tôi cũng vậy”. Ông cũng nói thêm nếu cả nền kinh tế tăng trưởng chậm, đầu tư sẽ giảm và tác động đến công ty.
Huawei cho rằng việc một số hiệp hội Wi-Fi, thẻ nhớ SD gạch tên công ty là thiếu “cơ sở pháp lý” và chỉ cản trở...