Chiêm ngưỡng nhật thực "vòng lửa Bắc Cực" xuất hiện khắp thế giới
Các nhiếp ảnh gia khắp thế giới đã ghi lại loạt ảnh ngoạn mục về nhật thực hình khuyên kỳ ảo xuất hiện hôm nay, 10-6.
Theo trang Date and Time, những nơi nhìn thấy nhật thực hình khuyên trọn đẹp nhất là một số vùng gần điểm cực Bắc tại Nga, Greenland và Bắc Canada. Nếu thời tiết thuận lợi, người ở Bắc Á, châu Âu và Mỹ cũng nhìn thấy được nhật thực một phần.
Ở Ontario (Canada), người dân nhìn thấy được khoảng hơn 3/4 "vòng lửa" trong giai đoạn cực điểm của nhật thực - Ảnh cắt từ clip live stream của Date and Time
Nhật thực ở Ả Rập Saudi - Ảnh: The Guardian
Góc nhìn độc đáo ở Liverpool (Anh) - Ảnh: Liverpool207/Twitter
Nhật thực hình khuyên là dạng nhật thực mà mặt trăng che lấp chính diện mặt trời, nhưng vẫn chừa lại một quầng ánh sáng rực rỡ xung quanh, nên còn được gọi là nhật thực "vòng lửa" hay "nhẫn lửa". Theo trang Space, nếu bạn may mắn đang ở vùng quan sát nhật thực tối ưu, mặt trời khi đó sẽ "biến hình" trông như một ngôi sao chết.
Nhật thực phủ bóng tối lên buổi sáng ở Chicago - Ảnh: Barry Butler
Chùm ảnh độc đáo của một nhiếp ảnh gia - Ảnh: BrandonB
Nhật thực ở Baltimore (Maryland, Mỹ) - Ảnh: Justin Berk
Tuy nhiệt do khu vực thuận lợi này nằm ở... giữa Bắc Cực, nên số người may mắn quan sát được trạng thái "vòng lửa" trọn vẹn sẽ không nhiều.
Khoảnh khắc ma mị khi một áng mây tình cờ bay ngang qua mặt trời đang bị "ăn" dang dở - Ảnh: NASA
Người dân ở Bahrain tụ tập quan sát và chụp ảnh nhật thực - Ảnh: The Guardian
Người dân Ả Rập Saudi xem nhật thực - Ảnh: The Guardian
"Bản đồ" nhật thực cho thấy vùng quan sát tốt nhất (được vạch đen) nằm ở những hòn đảo Bắc Cực Băng Giá và... giữa Bắc Băng Dương - Ảnh: NASA
Rất tiếc tại Việt Nam không thể quan sát được lần nhật thực này. Nhật thực bắt đầu vào giai đoạn một phần vào khoảng 15 giờ 12 phút ngày 10-6 theo giờ Việt Nam; đạt trạng thái hình khuyên từ 16 giờ 49 phút cho đến 18 giờ 33 phút, trong đó điểm cực đại rơi vào 17 giờ 41 phút; nhật thực hoàn toàn biến mất khoảng 20 giờ 11 phút theo giờ Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà khoa học đã xác định được một loại "thây ma vũ trụ" hoàn toàn mới sau khi phân tích một tín hiệu dạng...