Chế ảnh chuyển khoản MTTQ để "sống ảo": Coi chừng bị xử phạt!

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Các trường hợp "sống ảo" như vậy có thể bị xử phạt hành chính cho tới hình sự tùy mức độ sai phạm.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa công khai sao kê các khoản đóng góp ủng hộ người dân vùng lũ từ ngày 1 - 10/9. "Soi" bảng sao kê này, cộng đồng mạng đã nhanh chóng phát hiện nhiều trường hợp "nói một đường, làm một nẻo" của các mạnh thường quân. Theo đó, có những người bị tố đăng trên mạng xã hội là đã ủng hộ số tiền lớn nhưng thực tế trong sao kê lại ít hơn rất nhiều, thậm chí là không có.

Nhiều ảnh chụp màn hình chuyển khoản cứu trợ người dân vùng lũ đang được cộng đồng mạng chia sẻ.

Nhiều ảnh chụp màn hình chuyển khoản cứu trợ người dân vùng lũ đang được cộng đồng mạng chia sẻ.

Luật sư Lê Quang Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo quy định của pháp luật, các trường hợp "sống ảo" như vậy có thể bị xử phạt hành chính cho tới hình sự tùy mức độ sai phạm.

Cụ thể, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Hiện nay cũng có không ít người, các tập thể, công ty đang đứng ra kêu gọi quyên góp. Số tiền sau khi quyên góp được sẽ được chuyển khoản cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nếu người đang giữ tiền từ thiện có hành vi chiếm đoạt thì thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo luật sư Lê Quang Vũ, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng; bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

"Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó. Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ", luật sư Vũ nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Các từ khóa "link sao kê mttq" hay "xem sao kê mttq" đang tăng trưởng đột phá trên công cụ tìm kiếm Google.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN