Châu Á, Úc "sập nguồn" vô tuyến vì trúng 2 quả pháo sáng vũ trụ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học đã xác định được thủ phạm của một số vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn vừa xảy ra ở châu Á và Úc: 2 quả pháo sáng vũ trụ loại M1.

Theo Science Alert, vết đen Mặt Trời AR2993 đã phun ra 2 quả pháo sáng loại M1 liên tiếp vào ngày 25-4, gây ra một số vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn khắp châu Á và Úc, ảnh hưởng đến nhiều thiết bị của con người.

Pháo sáng vũ trụ do những ngôi sao như Mặt Trời bắn ra thực chất là sự phun trào dữ dội của bức xạ điện từ. Pháo sáng lớp M được coi là loại "kích thước trung bình" có thể làm gián đoạn một số tần số vô tuyến và có thể khiến các phi hành gia đang thực hiện nhiệm vụ quanh hành tinh phải chịu mức bức xạ cao hơn bình thường.

Mặt Trời đang trong giai đoạn hoạt động bùng nổ trong chu kỳ 11 năm, với nhiều vết đen xuất hiện - Ảnh: NOAA

Mặt Trời đang trong giai đoạn hoạt động bùng nổ trong chu kỳ 11 năm, với nhiều vết đen xuất hiện - Ảnh: NOAA

Trả lời phỏng vấn từ Live Science, nhà vật lý năng lượng Mặt Trời Dean Pesnell từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, cho biết AR2993 có diện tích tới hàng trăm triệu dặm vuông và Trái Đất lọt vào vùng hoạt động của nó như cách một quả trứng lọt thỏm trong một cái tổ.

Vết đen Mặt Trời là các vùng mà từ trường tạm thời mạnh hơn xung quanh. Từ trường này chặn dòng khí nóng từ bên trong ngôi sao, khiến vết đen mát hơn. Tuy nhiên đôi khi vết đen "quá tải" và giải phóng ra những vụ quả pháo sáng vũ trụ.

Đôi khi những quả pháo sáng còn kích hoạt một hiện tượng mạnh mẽ hơn là các vụ phóng khối lượng đăng quang (CME), tức các quả cầu lửa bằng plasma. Mỗi lần CME bắn trúng, cực quang sẽ thắp sáng ở nhiều vùng trên Trái Đất, kéo theo là nguy cơ sập lưới điện, mất sóng vô tuyến, nhiễu loạn hệ thống định vị và làm lạc đường động vật di trú.

Thực hư 'quả cầu sét' rực lửa sát hại nhiều người ở Anh

Vào ngày 7/6 năm 1195, một quả cầu quay rực lửa nổi lên từ một đám mây đen trên bầu trời nắng chói chang gần chỗ ở tại London của giám mục Norwich. Các nhân chứng không thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN