Châu Á sẽ thống trị thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo?
Một trong những khía cạnh đặc biệt của châu Á là khu vực này sở hữu nhiều nhất số lượng dân số trẻ, được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số.
AI đã có chặng đường gần 7 thập kỷ
Theo ông Ralph Haupter - Chủ tịch Microsoft châu Á và là Phó Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, trong những năm gần đây, trí thông minh nhân tạo (AI) luôn là một đề tài nóng hổi - vốn là điều khoa học viễn tưởng xa vời mà nay đã trở thành một trong những chủ đề chính yếu trong các cuộc thảo luận.
AI đang ngày càng ăn sâu vào cuộc sống.
Chặng đường đến ngày nay của AI là một chặng đường dài - gần 7 thập kỷ phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự hội tụ của dữ liệu lớn, điện toán đám mây, cùng với những đột phá trong thuật toán phần mềm và máy học đã tạo nên những viễn cảnh mới thú vị về khả năng triển khai AI.
AI ngày nay là trung tâm của chuyển đổi số trong các tổ chức và thậm chí quốc gia. Đến năm 2019, IDC dự đoán 40% những ý tưởng chuyển đổi số sẽ được hỗ trợ bởi AI và khả năng nhận thức, nhằm đưa ra phân tích quan trọng và kịp thời cho những mô hình vận hành và tiền tệ hóa trong khu vực.
Với sự tưởng tượng và kho dữ liệu phong phú, AI có thể tạo nên lợi ích khổng lồ. Chẳng hạn, Microsoft và đối tác đã có một dự án ứng dụng AI để giúp khách du lịch tại Nhật Bản xác định phương hướng một cách tiện lợi hơn. Có khoảng hơn 28 triệu khách du lịch đến Nhật Bản mỗi năm và với Thế vận hội Tokyo sắp tới vào năm 2020, con số này sẽ còn lớn hơn. Một sự thật là khách du lịch thường cảm thấy nản khi tìm đường ở Nhật, đây là lúc AI có thể hỗ trợ.
Hơn thế nữa, một trong những chức năng thú vị và nâng cao hơn của ứng dụng trên là nó sở hữu tính năng nhận diện hình ảnh trên nền tảng Cognitive Services AI của Microsoft, giúp cung cấp thông tin cho người dùng thông qua những bức ảnh họ đã chụp.
Châu Á sẽ là chủ lực phát triển AI toàn cầu
Có ba lý do để khu vực châu Á nắm vai trò chủ chốt trong việc phát triển AI một cách quy mô:
AI cần dữ liệu:
AI phụ thuộc vào dữ liệu để hoạt động; có càng nhiều dữ liệu đưa vào hệ thống AI càng tốt. Châu Á không chỉ là khu vực có dân số lớn nhất thế giới, mà còn tiếp tục là khu vực gắn liền với kỹ thuật số nhiều hơn các khu vực khác trên thế giới. Do đó có thể cung cấp lượng lớn dữ liệu mà hệ thống AI cần để phát triển.
AI cần tài năng:
Để phát triển AI yêu cầu nguồn nhân lực phải lớn mạnh về hiểu biết sâu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Và những tài năng này có khả năng cao là bắt nguồn từ châu Á. Ví dụ, theo UBS, đến năm 2025, nguồn nhân lực AI của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt số lượng ở Mỹ.
Xuedong Huang, chuyên gia công nghệ Microsoft về ngôn ngữ tự nhiên và dịch thuật tự động. (Ảnh: Scott Eklund/Red Box Pictures)
AI cần được tiếp nhận:
Càng nhiều dữ liệu được đưa vào hệ thống thì AI càng tốt. Một trong những khía cạnh đặc biệt của châu Á là khu vực này sở hữu nhiều nhất số lượng dân số trẻ, được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số. Liên Hiệp Quốc đã đánh giá 60% dân số trẻ trên thế giới là ở châu Á - Thái Bình Dương. Những “công dân số” này dễ tiếp nhận công nghệ kỹ thuật số để nâng cao cuộc sống của họ hơn. Không chỉ thế, nhiều quốc gia châu Á tiếp nhận công nghệ kế thừa muộn, việc này tạo điều kiện cho họ vượt qua các quốc gia vẫn đang phụ thuộc vào cơ sở vật chất cũ, để nắm lấy những cách sống và làm việc mới.
Các nhà nghiên cứu tại Microsoft đã phát triển một công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để người dùng có thể yêu...