CEO Viber cảnh báo "nhiều ứng dụng đang bán thông tin người dùng"
Xóa một ứng dụng nào đó không dùng nữa là cách giảm một gánh nặng về rủi ro an toàn thông tin trên điện thoại.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người đã chuyển sang làm việc tại nhà và hiện đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới. Theo báo Forbes, việc sử dụng internet đã tăng đáng kể với con số gần 70% trong giai đoạn vừa qua. Khi chúng ta làm việc tại nhà, liên lạc với những người thân yêu từ xa và giao du cùng bạn bè qua các thiết bị điện tử, thông tin cá nhân của chúng ta đang gặp rủi ro hơn bao giờ hết.
Số người dùng internet đã tăng 70% trong dịch COVID-19.
Hiện tại, thị trường trực tuyến trở nên sôi động hơn với những cá nhân đang cố gắng xoay sở trong thời điểm bất ổn kinh tế. Nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng một số nhóm công khai này đang tiết lộ dữ liệu của chúng ta cho người lạ mà ta không hề tin tưởng. Các ứng dụng nhắn tin có thể đọc thông tin cá nhân và các cuộc trò chuyện riêng tư của người dùng, rồi sử dụng những dữ liệu này cho các mục đích riêng và chạy quảng cáo.
Trong một bài phát biểu mới đây, ông Djamel Agaoua - Giám đốc điều hành Rakuten Viber khẳng định: “Không giống như các ứng dụng khai thác dữ liệu người dùng để cải thiện các chiến dịch marketing của họ hoặc để bán thông tin cho các công ty khác, các tin nhắn cá nhân được gửi qua Viber được mặc định mã hóa, đồng nghĩa với việc không ai có thể xem các cuộc trò chuyện của người dùng trên mạng. Trên Viber, bạn có thể chắc chắn rằng mọi tin nhắn cá nhân bạn gửi chỉ có thể hiển thị trên thiết bị được gửi đến”.
Ông Djamel hướng dẫn, chỉ cần thêm một bước bằng cách làm theo một số hướng dẫn để bảo mật thông tin trên thiết bị của bạn. Trong phần Cài đặt bảo mật (Privacy Settings), người dùng có thể quản lý những ứng dụng của mình và xem chúng có đang được cấp quyền truy cập dữ liệu ở nơi khác trên điện thoại của bạn không. Nếu phát hiện có quyền truy cập nào mà bạn không muốn, chỉ cần nhấn vào nút để tắt ứng dụng.
Mã hóa dữ liệu là một trong những cách bảo vệ quyền riêng tư trên internet.
"Nếu bạn đang sử dụng thiết bị dùng chung, hãy lưu ý tắt chế độ tự động điền dữ liệu để bảo vệ thông tin nhạy cảm mà bạn có thể đã nhập vào. Và tất nhiên, bạn nên đăng xuất khỏi các ứng dụng khi sử dụng xong, để đảm bảo người dùng tiếp theo sẽ không thấy hồ sơ cá nhân của bạn", Giám đốc điều hành Rakuten Viber nêu khuyến nghị chung.
Ngoài ra, ông kêu gọi người dùng hãy thận trọng với các ứng dụng mà họ cài đặt. Người dùng chỉ nên tải ứng dụng từ các nền tảng đáng tin cậy như App Store hoặc Google Play, và chỉ chấp nhận chúng nếu chúng đáng tin cậy và an toàn. Ông nhấn mạnh, nhiều ứng dụng thực chất truy cập dữ liệu của bạn cho các mục đích thu thập, thương mại và quảng cáo.
"Kiểm tra từng ứng dụng trên điện thoại của bạn và hãy nhớ rằng mỗi ứng dụng tiềm ẩn vấn đề riêng tư. Có thể bạn chưa biết, nhưng ngay cả bộ chỉnh sửa ảnh của bạn cũng có thể là cổng liên kết với danh bạ, vị trí và hồ sơ của bạn. Nếu có một ứng dụng mà bạn không dùng nữa, hãy xóa nó đi vì điều đó sẽ giảm một gánh nặng về rủi ro an toàn thông tin trên điện thoại của bạn", ông chia sẻ.
Riêng với ứng dụng Viber, Djamel Agaoua một lần nữa nhắc lại: Nó được mặc định mã hóa, do đó người dùng không cần lo lắng về việc dữ liệu của mình bị rò rỉ hoặc bị đem bán. “Chúng tôi sẽ không bao giờ bán dữ liệu của bạn. Trên thực tế, chúng tôi thậm chí không thể nhìn thấy thông tin của bạn ngay từ đầu”, ông Djamel Agaoua - Giám đốc điều hành Rakuten Viber tuyên bố.
Trước đó, hàng loạt ứng dụng chat, họp trực tuyến đã bị điểm mặt chỉ tên vì bán hoặc làm lộ thông tin người dùng. Đáng chú ý nhất là Zoom với hơn nửa triệu tài khoản bị lộ, lọt ra ngoài. Gần đây, sự nổi lên FaceApp - một ứng dụng chỉnh sửa ảnh nhưng lại yêu cầu quyền truy cập GPS, thông tin SIM cũng dấy lên nhiều lo ngại.
TikTok có cách để hiểu người dùng mới thích gì và sẽ dần hoàn thiện những đề xuất dựa trên tương tác của người...
Nguồn: [Link nguồn]