Cấu trúc "ma" 1.000 km hiện ra trên radar, không ai thấy hay tiếp cận được

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Cuộc khảo sát trên không bằng radar ở đảo Greenland băng giá đã đem dữ liệu kỳ thú, trông như ảo ảnh về một dòng sông ma quái chưa từng được biết đến.

"Đường thủy giả thuyết" được nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Christopher Chambers từ Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đặt tên là Dòng sông Bóng Tối (Dark River), nằm ẩn bên dưới lớp băng vĩnh của của đảo Greenland.

Trong dữ liệu radar, họ đã nhận thấy một "khoảng trống" bí ẩn, mà kết quả đối chiếu làm lờ mờ hiện ra hình ảnh một thung lũng khổng lồ, trải dài bên dưới hòn đảo. Suốt nhiều thập kỷ, giới khoa học đã tìm kiếm sự thật về thung lũng bí ẩn này.

Hình ảnh cho thấy sự tồn tại của dòng sông ma quái bên dưới lớp băng - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Hình ảnh cho thấy sự tồn tại của dòng sông ma quái bên dưới lớp băng - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Nhóm của tiến sĩ Chambers đã dựng một mô hình và phát hiện ra rằng đó là một cấu trúc liên tục và có nước: một dòng sông thực sự, thuộc loại khổng lồ so với hầu hết sông ngòi trên thế giới, nhưng hoàn toàn không có ánh sáng.

Hình ảnh mô phỏng trên máy tính, dùng các dự liệu được radar thu thập hàng chục năm cho thấy Dòng sông Bóng Tối chảy từ trung tâm đảo Greenland ra tới tận biển, với chiều dài lên tới 1.000 km. Nơi nó thoát ra là một khu vực tên Petermann Fjord.

Nguồn nước cho con sông chính là băng tan trên đảo. Nước đã xuôi theo bề mặt tương đối dốc của thung lũng, khoét một đường ngầm bên dưới khối băng khổng lồ. Không có cách gì đến được dòng sông ma quái đó trực tiếp, nên các nhà khoa học kỳ vọng các quan sát radar tương lai sẽ làm rõ thêm những phát hiện ban đầu.

Sự tồn tại của dòng sông vĩ đại này có thể giúp loài người hiểu thêm về "hành vi" của đảo băng Greenland, thứ có thể ảnh hưởng lớn đến mực nước biển trong tương lai.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Cryosphere.

Mạng 5G thử nghiệm thương mại tại TP.HCM: Siêu tốc, tải file 3,19GB trong bao lâu?

Thời gian tới, khi thương mại mạng 5G với băng thông tối ưu hơn nữa, tốc độ này còn có thể tăng lên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh (Theo Science Alert, Live Science) ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN