Cánh Thiên Thần: tương lai đáng sợ khi thiên hà chứa Trái Đất va chạm
Một "cửa sổ vào tương lai" đã được ghi nhận bởi kính viễn vọng Hubble: cảnh 2 thiên hà to lớn ngang nhau tạo nên vật thể mang tên "Cánh Thiên Thần".
Đó là hệ thống thiên hà mang tên VV 689, kết quả hợp nhất của 2 thiên hà IRAS F09588+2002 và LEDA 29031, cùng thuộc chòm sao Sư Tử (Leo).
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã bắt trọn góc nhìn tuyệt đẹp từ Trái Đất đối với VV 689, cho thấy 2 thiên hà đang trong quá trình hợp nhất bằng cách chống lần lên nhau, tạo nên một hình ảnh như đôi cánh đối xứng. Do đó nó được giới khoa học đặt một biệt danh đẹp đẽ là "Cánh Thiên Thần".
Hình ảnh ngoạn mục về thiên hà "Cánh Thiên Thần" - Ảnh: NASA / ESA / HUBBLE
Theo Sci-News, phát hiện đến từ một tập hợp các quan sát của Hubble trong khuôn khổ dự án "Vườn thú thiên hà", với sự tham gia của hàng trăm ngàn tình nguyện viên yêu thích thiên văn làm nhiệm vụ phân tích dữ liệu.
Theo nhóm điều hành Hubble và dự án "Vườn thú thiên hà", Cánh Thiên Thần là một trong những thiên hà kỳ lạ nhất mà dự án đã ghi nhận được. Những thiên hà lạ lùng và đang trong trạng thái hợp nhất như thế này đem lại nhiều dữ liệu quý giá, bao gồm hiểu biết mới về cách thiên hà hợp nhất - điều đã và tiếp tục xảy ra ở thiên hà chứa Trái Đất.
Trước đó, các nghiên cứu cho thấy thiên hà chứa Trái Đất - Milky Way, còn gọi là "Ngân Hà" - đã trải qua gần 20 cuộc hợp nhất để đạt đến kích thước "quái vật" như ngày nay. Do quá to lớn và mạnh mẽ nên thường Milky Way sẽ "nuốt trọn nạn nhân".
Tuy nhiên, khoảng 2 tỉ năm nữa, một phiên bản Cánh Thiên Thần đẹp và đáng sợ có thể xảy ra khi Milky Way đối đầu trực tiếp với thiên hà Tiên Nữ (Andromeda) có kích cỡ ngang ngửa. Vụ va chạm được cho là sẽ hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống.
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã cảnh báo về kế hoạch của NASA về việc phát đi dữ liệu vị trí và các thông tin khác vào không gian. Theo các chuyên gia, nỗ lực...
Nguồn: [Link nguồn]