Cách kiếm tiền kỳ quái trên Tinder của một YouTuber

‘Những lần mình kiếm tiền trên Tinder’, ‘Mình đã bịa CV để đi xin việc như thế nào?’… là tiêu đề video của một người trẻ chia sẻ về cách kiếm tiền trên Tinder.

Cách kiếm tiền độc lạ trên Tinder của một YouTuber

Mở đầu video, YouTuber K.M cho biết dù không có công việc nhưng vẫn có thể chi trả được các chi phí sinh hoạt ở Hà Nội, đó là kiếm tiền thông qua Tinder, một ứng dụng hẹn hò trực tuyến.

Theo đó, kinh nghiệm kiếm tiền trên Tinder của cô gái này đầu tiên là tạo một hồ sơ (profile) hấp dẫn, dễ thu hút. Khi đi ăn thì để đối phương trả tiền hoặc gợi ý mua hoa/quà, ra về thì xin khéo 200.000 đồng để đi taxi với lời hứa khi về sẽ chuyển khoản lại, và tất nhiên là với tâm lý chung thì sẽ không ai đòi trả lại.

Nữ YouTuber chia sẻ về cách kiếm tiền trên Tinder. Ảnh: TIỂU MINH

Nữ YouTuber chia sẻ về cách kiếm tiền trên Tinder. Ảnh: TIỂU MINH

“Sau tết, khi mà mọi người đã bắt đầu đi làm trở lại, đó là những ngày mình sẽ quẹt Tinder nhiều nhất có thể. Khi hẹn hò, mình sẽ chuẩn bị một xấp lì xì và bỏ vào 20.000 đồng, sau đó chủ động lì xì cho đối phương, khi đó phản ứng chung của tất cả mọi người là bất ngờ và phải mừng tuổi lại cho mình, ít nhất là 200.000-500.000 đồng”, nữ YouTuber chia sẻ.

Đoạn video đã nhanh chóng gây bão trên cộng đồng mạng và được chia sẻ rầm rộ, nhận về hàng loạt chỉ trích từ cộng đồng mạng.

Bình luận chỉ trích xuất hiện hàng loạt bên dưới video. Ảnh: TIỂU MINH

Bình luận chỉ trích xuất hiện hàng loạt bên dưới video. Ảnh: TIỂU MINH

Đơn cử như “Mọi việc bạn làm thể hiện sự khôn lỏi (chứ không phải thông minh), tư tưởng siêng ăn nhác làm và bất chấp thủ đoạn để đạt mục tiêu. Bạn nên thấy xấu hổ mới phải, đây lại còn chia sẻ như thể truyền kinh nghiệm và cổ vũ lối sống tầm gửi, lọc lừa”, bạn đọc P.K.C bình luận.

“Cảm ơn chị đã giúp cho giới trẻ hiểu ra rằng vừa không có học thức, vừa không có ngoại hình thì sẽ trở thành một người có lối sống như thế nào”, tài khoản Horváth Henry D.N bày tỏ quan điểm và nhận được nhiều lời đồng tình.

Có thể thấy, đa số những lời bình luận bên dưới video đều mang tính chỉ trích và cho rằng đây không phải là kinh nghiệm để kiếm tiền, mà chỉ đơn thuần là những chiêu trò khôn lỏi, cổ súy cho tư tưởng siêng ăn nhác làm.

Các ứng dụng hẹn hò ảnh hưởng sức khỏe tâm thần như thế nào?

Thống kê cho thấy, việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò đã tăng vọt trong vài năm qua kể từ đại dịch. Cụ thể Tinder đã ghi nhận khoảng 300 tỉ lượt vuốt (thao tác thể hiện trạng thái thích hoặc không thích) trong một ngày, và các ứng dụng hẹn hò khác cũng gia tăng tương tự.

Người dùng Tinder trung bình dành 90 phút mỗi ngày trên ứng dụng để đánh giá các “đối tác” tiềm năng dựa trên ngoại hình, tiểu sử… Tuy nhiên, việc liên tục vuốt vào hồ sơ người khác có thể gây căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm.

Một khía cạnh tiêu cực khác liên quan đến các ứng dụng hẹn hò là người dùng sẽ có tâm lý so sánh bản thân với người khác, và tin rằng cơ thể, ngoại hình của mình không đủ xứng đáng. Điều này có thể dẫn đến việc tự ti và mất đi lòng tự trọng.

Sử dụng các ứng dụng hẹn hò quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ảnh: Pexels

Sử dụng các ứng dụng hẹn hò quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ảnh: Pexels

Tiến sĩ Jessica Strübel, một nhà nghiên cứu tại ĐH Bắc Texas, đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 1.300 người và “phát hiện ra rằng việc tích cực tham gia Tinder, bất kể người dùng thuộc giới tính nào, đều có tâm lý so sánh thể chất của bản thân với người khác”.

Theo Cơ quan Điều tra Báo chí Columbia, hơn 1/3 phụ nữ được khảo sát (có sử dụng các ứng dụng hẹn hò) cho biết họ đã bị tấn công tình dục hoặc cưỡng hiếp bởi một người mà họ gặp trên một trang web trực tuyến.

Thống kê của Business of Apps cho thấy tỉ lệ người dùng Tinder chủ yếu trong độ tuổi từ 18 đến 24 (chiếm 35%), theo sau là nhóm tuổi từ 25 và 34 (chiếm 25%), và đây thường rơi vào nhóm tuổi của sinh viên đại học.

Văn hóa hẹn hò và kết giao là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm đại học, nhưng chúng ta cần phải nhìn thấy thực tế của những ứng dụng hẹn hò này.

Lưu ý, trước khi sử dụng các ứng dụng hẹn hò, bạn cần nhận thức được các tác động tiêu cực và thận trọng hơn với những video chia sẻ “kinh nghiệm” lệch lạc của một số ít tài khoản trên YouTube, TikTok, Facebook…

Nguồn: [Link nguồn]

3 tác hại không ngờ của mạng xã hội

Mạng xã hội cũng giống như bất kỳ ứng dụng nào khác, vẫn luôn có hai mặt tốt và xấu. Nếu biết cách khai thác, bạn có thể tận dụng mạng xã hội để cải thiện công việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN