Cách khám chữa bệnh từ xa, tiết kiệm thời gian đi lại

Sự kiện: Chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong y tế và chăm sóc sức khỏe đang là xu hướng mạnh mẽ, có tác động lớn tất cả các tổ chức liên quan, bao gồm cả bộ máy quản lý nhà nước.

Năm 2020, trên thế giới, có hơn 6.000 công ty khởi nghiệp và 40 kì lân thuộc lĩnh vực công nghệ y tế. Thị trường “sức khỏe số” toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 27,9% từ năm 2020 đến năm 2027.

“Chăm sóc sức khỏe là ngành thu hút đầu tư lớn thứ ba trên thế giới với 60,72 tỉ USD trong năm 2020 với các xu hướng lớn như khám chữa bệnh từ xa, Internet of Medical Things - IoMT, theo dõi người bệnh từ xa (Remote Patient Monitoring - RPM), thực tế ảo (VR&AR)…” - Ông Huỳnh Kim Tước, CEO của Saigon Innovation Hub (SIHUB) cho biết.

Chuyển đổi số trong y tế và chăm sóc sức khỏe đang là xu hướng mạnh mẽ, có tác động lớn tất cả các tổ chức liên quan, bao gồm cả bộ máy quản lý nhà nước.

Thực tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và khám chữa bệnh của các bệnh viện là vô cùng cần thiết, là bước chuyển quan trọng hướng đến một nền y tế thông minh.

BS Nguyễn Thế Dũng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ. Ảnh: TIỂU MINH

BS Nguyễn Thế Dũng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ. Ảnh: TIỂU MINH

BS Nguyễn Thế Dũng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ: “Với sự tiến bộ của công nghệ cũng như đòi hỏi lớn từ phía bệnh nhân, chúng ta luôn cần có những giải pháp mới cho y tế.

Đặc biệt hoàn thiện hệ thống dữ liệu để đưa các mô hình chăm sóc sức khỏe đến được mọi ngóc ngách, đây cũng là yếu tố sống còn với bệnh nhân và cần gấp rút triển khai dành cho ngành y tế”.

Ứng dụng công nghệ trong triển khai dịch vụ Bác sĩ gia đình trực tuyến cũng là một nội dung được đề cập đến trong sự kiện "Hệ sinh thái y tế số: Sản phẩm và ứng dụng thực tiễn".

"Bác sĩ Gia đình chính là mô hình dịch vụ sẽ đóng góp đáng kể vào việc củng cố và làm mạnh hơn nữa hệ thống y tế công cộng và y tế dự phòng, là một chủ trương rất lớn của ngành y tế Việt Nam hiện nay.

Bằng việc ứng dụng công nghệ, khoảng cách giữa Bác sĩ và Người bệnh cả về không gian và thời gian gần như không còn nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng công nghệ sẽ đem bác sĩ gia đình đến từng nhà một cách nhanh chóng và hiệu quản hơn" - Ông Vũ Thái Hà, Giám đốc vận hành của eDoctor nêu quan điểm.

Ông Vũ Thái Hà (bìa phải), Giám đốc vận hành của eDoctor chia sẻ về dịch vụ Bác sĩ gia đình. Ảnh: TIỂU MINH

Ông Vũ Thái Hà (bìa phải), Giám đốc vận hành của eDoctor chia sẻ về dịch vụ Bác sĩ gia đình. Ảnh: TIỂU MINH

Trong khuôn khổ của sự kiện, ngoài các phiên trao đổi và thảo luận, các chuyên gia và một số đơn vị chăm sóc sức khỏe như SIHUB, eDoctor, Pharmacity, GlobalCare, TMA Innovation và Doctor Coffee đã thành lập CLB Y tế số nhằm đẩy nhanh việc triển khai công nghệ vào việc chăm sóc sức khỏe, giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức đi lại khi khám chữa bệnh.

Khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiết kiệm thời gian đi lại. Ảnh: TIỂU MINH

Khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiết kiệm thời gian đi lại. Ảnh: TIỂU MINH

Y tế số giúp chủ động trước các diễn biến của đại dịch COVID-19

Đó là chia sẻ của nhiều chuyên gia đầu ngành khi diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam trong thời gian tới chưa thể lường trước được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN