Cách đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) trên điện thoại Android

Sự kiện: Công nghệ

Trong trường hợp muốn kiểm tra nhanh chỉ số SpO2, hay còn gọi đơn giản là nồng độ oxy trong máu, bạn có thể sử dụng ứng dụng Pulse Monitor.

Theo nghiên cứu, một phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy, khi đã gắn đủ 4 phân tử oxy được gọi là bão hòa oxy. Độ bão hòa oxy trong máu còn được gọi là chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen), biểu thị cho tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%.

Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu như: Nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não... sẽ chịu tác động tiêu cực rất nhanh. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm.

Chỉ số SpO2 của một người bình thường sẽ ở mức 95% đến 100%. Nếu thấp xuống mức dưới 94% là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về sức khỏe và dưới mức 92% là dấu hiệu suy hô hấp nặng, xuống dưới 90% thì cần phải được cấp cứu và hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Trong trường hợp bản thân hoặc người nhà rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó thở… bạn có thể kiểm tra chỉ số SpO2 để biết được có rơi vào tình trạng nguy hiểm hay không bằng các thiết bị đo chỉ số SpO2.

Hiện nay, máy đo nồng độ oxy máu thông dụng nhất trên thị trường là các thiết bị cầm tay. Đây là những thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng tại gia đình, nó giúp phát hiện tình trạng hạ oxy máu như: Viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản... và viêm phổi do Covid-19. Máy có hình dạng như cái kẹp. Khi đo, người dùng chỉ cần mở máy, đặt một ngón tay vào giữa, ấn nút nguồn rồi đợi kết quả hiển thị trên màn hình.

Tuy nhiên nếu không có sẵn máy đo và sở hữu smartphone Android được tích hợp cảm biến đo nhịp tim bạn có thể sử dụng app Pulse Monitor để đo chỉ số SpO2.

Cảm biến đo nhịp tim là tiện ích được tích hợp trên một số mẫu smartphone cao cấp thế hệ cũ của Samsung như dòng Galaxy S và Galaxy Note. Ngoài ra, một vài hãng smartphone khác cũng tích hợp cảm biến này. Bên cạnh chức năng chính là đo nhịp tim mỗi phút của người dùng, bạn cũng có thể tận dụng cảm biến này để đo chỉ số SpO2 của cơ thể.

Các bạn có thể tìm và tải Pulse Monitor từ kho ứng dụng CH Play. Sau khi tải xong bạn truy cập vào ứng dụng như bình thường.

Cách đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) trên điện thoại Android - 1

Tiếp đó bạn vào mục Measure trong giao diện chính. Đưa ngón trỏ nhấn giữ vào bộ cảm biến đo nhịp tim trên máy và sẽ thấy đèn đỏ hiện lên. Lúc này bạn giữ cho tay và cơ thể được ổn định trong quá trình đo. Khi đó xong thì bạn sẽ thấy đèn tắt và giao diện kết quả nồng độ oxy trong máu sẽ hiển thị, kèm số lần nhịp tim đập trong 1 phút.

Cách đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) trên điện thoại Android - 2

Sau đó bạn có thể nhấn biểu tượng mũi tên để quay lại giao diện chính. Nếu muốn đo lại lần nữa thì bạn nhấn Touch to Start. Kết quả các lần đo được lưu lại thông số trong mục History.

Lưu ý ứng dụng kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các thiết bị đo và các dụng cụ y tế chuyên dụng.

Công nghệ này giúp tạo ra hơn 75 triệu sản phẩm in 3D mỗi năm

Công nghệ này đã áp dụng cho 5.000 máy in 3D với hơn 75 triệu sản phẩm được sản xuất mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa (t/h) ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN