Các “ông lớn” công nghệ đau đầu vì nạn tin giả
Giờ đây, Big Tech đang phải đối mặt với nạn tin giả liên quan đến chính trị trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ.
Các công ty công nghệ lớn đang phải đối mặt với một thử thách lớn về khả năng bảo vệ nền tảng của họ khỏi sự can thiệp và loại bỏ kẻ tấn công khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Facebook, Google và Twitter cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee - DNC), nơi đang cử nhân viên an ninh mạng đến các cuộc họp kín lần đầu tiên để cung cấp phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa. Đảng Dân chủ tại Iowa cũng đã tạo ra một hệ thống để cử tri gửi thông tin giả khi họ gặp phải.
Trao đổi với CNBC, ông Nell Thomas Thomas, giám đốc công nghệ tại DNC cho hay: Điều them chốt là đảm bảo rằng chúng tôi được cung cấp sự thật và sự chính xác từ các cột mốc quan trọng trong quá trình đề cử.
Các công ty công nghệ gần đây đã tăng cường nỗ lực để chống lại thông tin sai lệch – fake news, đặc biệt là đối với nội dung liên quan đến cuộc bầu cử. Vào tuần trước, mạng xã hội Twitter đã giới thiệu một công cụ cho phép người dùng dễ dàng báo cáo thông tin sai lệch về bầu cử. Phía Facebook cũng tuyên bố gỡ toàn bộ tin giả, chặn các thông tin sai lệch về bầu tử. YouTube cũng đã có những thay đổi trong hệ thống đề xuất video, giảm 70% thời gian xem trung bình về thông tin sai lệch.
Sự thật là các nền tảng đang điều hướng một bầu không khí chính trị đầy biến động, thậm chí còn khiến cả hai đảng chống lại chính ngành công nghệ. Đảng Cộng hòa đã cáo buộc các nền tảng thiên vị, chống lại những thành viên của Đảng bảo thủ. Mặt khác, Đảng Dân chủ lại tỏ ra nghi ngờ về quy mô và sức mạnh của họ. Cả hai bên thậm chí còn tuyên bố đánh sập các công ty cho phép quảng cáo chính trị có thông tin sai lệch, khiến Twitter phải cấm hoàn toàn nội dung này.
Gần đây nhất, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã đề xuất thiết lập hình phạt hình sự về tội cố tình chia sẻ thông tin sai lệch về thời điểm và cách thức bỏ phiếu. Cô cũng kêu gọi các CEO của Facebook, Twitter và YouTube dán nhãn rõ ràng nội dung từ các tổ chức do nhà nước kiểm soát và cho người dùng biết khi họ đã bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch phi pháp. Cũng theo bà Warren, sự an toàn của nền dân chủ quan trọng hơn cổ tức của cổ đông và mức lương của CEO.
Các nền tảng đã cam kết xóa nội dung sai lệch hoặc gây hiểu lầm về bỏ phiếu, ngay cả trong quảng cáo chính trị. Facebook cho biết đã xóa 45.000 bài viết sai lệch nhằm mục đích đàn áp cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018, gần như trước khi chúng được báo cáo bởi người dùng hoặc các tổ chức bên ngoài.
Vào tháng trước, trên tờ The Des Moines Register, người đứng đầu bộ phận an ninh mạng của Facebook, ông Nathaniel Gleicher, đã thừa nhận rằng công ty đã bị tác động từ phía Nga trong cuộc bầu cử năm 2016. Ông khẳng định Facebook đã chuẩn bị tốt hơn cho dịp bầu cử lần này: "Chúng tôi vẫn cam kết chống lại mọi can thiệp trong cuộc bầu cử, tăng tính minh bạch và cung cấp cho nhiều người nhiều thông tin hơn trên mạng."
Nguồn: [Link nguồn]
Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối...