Các nhà khoa học tìm ra lớp lõi mới của Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học ở Úc đã tìm thấy bằng chứng về một lớp mới ở lõi trong cùng của Trái Đất.

Theo Engadget, các nhà nghiên cứu vẫn đang thực hiện những khám phá thêm về phần lõi của Trái Đất. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã tìm thấy bằng chứng về một lớp mới của hành tinh, được biết lớp này nằm tận bên trong của lõi trong (inner core) và được gọi là “innermost inner core”.

Lớp trong cùng mới được phát hiện là một quả cầu hợp kim sắt-niken và là một bằng chứng hóa thạch về lịch sử cổ đại của Trái Đất. Cho đến nay, khoa học mới chỉ công nhận về bốn lớp cấu trúc của hành tinh gồm lớp vỏ (crust), lớp phủ (upper mantle và mantle), lõi ngoài (outer core) và lõi trong (inner core).

Các nhà khoa học đã tìm ra lõi sâu nhất của Trái Đất.

Các nhà khoa học đã tìm ra lõi sâu nhất của Trái Đất.

Các nhà khoa học đã tìm thấy lõi “ẩn” bằng cách nghiên cứu các sóng địa chấn di chuyển qua lại trên toàn bộ đường kính của Trái Đất tới 5 lần - các nghiên cứu trước đây chỉ thực hiện việc xem xét sóng di chuyển một cách đơn lẻ. Các sóng địa chấn đã thăm dò những vị trí gần trung tâm của hành tinh, phát hiện một cấu trúc lạ làm lệch thời gian di chuyển của sóng khi chúng đi qua.

Theo tác giả chính Phạm Thanh Sơn của nhóm nghiên cứu, những phát hiện này mở ra những cách mới để điều tra về lõi trong của Trái Đất. Các nhà nghiên cứu ở ANU cũng tin rằng lõi “innermost inner core” gợi ý về một sự kiện lớn trong quá khứ của Trái Đất có tác động đáng kể đến trái tim của hành tinh.

Như các nhà nghiên cứu giải thích với The Washington Post, phát hiện cũng có thể giúp giải thích sự hình thành từ trường của Trái Đất. Trường đóng vai trò chính trong việc bảo vệ sự sống vì nó che chắn hành tinh xanh khỏi bức xạ có hại từ vũ trụ và giữ nước không trôi vào không gian.

Những kiến thức mới có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu về các hành tinh khác. Chẳng hạn như Sao Hỏa, là một hành tinh cằn cỗi vì nó đã mất từ trường khoảng 4 tỷ năm trước, từ đó không còn sự bảo vệ nào trước gió mặt trời và bão bụi khiến bầu khí quyển và đại dương bị cuốn ra không gian.

Trong khi đó, những cơ quan chuyên săn tìm hành tinh ngoại có thể sử dụng kiến thức này để tìm kiếm những thế giới mới có thể sinh sống được. Dù cho các hành tinh có cấu trúc lõi giống Trái Đất không hoàn toàn đảm bảo về khả năng cho sự sống, nhưng có thể giúp thu hẹp danh sách các hành tinh khả thi.

”Nòng nọc vũ trụ” làm lộ chân tướng vật thể khoa học không thể lý giải

Một vật thể cực hiếm trong vũ trụ, hoàn toàn vô hình, ẩn nấp ở gần tâm thiên hà chứa Trái Đất, đã bị một đám mây ma quái hình con nòng nọc làm lộ diện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẠCH NGÂN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN