Các nhà khoa học lần đầu tiên in 3D mô não người có chức năng
Một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc với ĐH Wisconsin-Madison tuyên bố đã tạo ra mô não người in 3D đầu tiên thực sự có chức năng.
Nhóm hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ mở ra những cánh cửa mới cho việc nghiên cứu các chứng rối loạn thần kinh hiện có như bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trong một bài báo đăng trên Cell Stem Cell, trình bày chi tiết cách họ tạo ra mô não in 3D bằng cách sử dụng các lớp gel “mực sinh học” nằm ngang.
Su-Chun Zhang, đồng tác giả của nghiên cứu mới, cho biết: “Mô vẫn có đủ cấu trúc và nó đủ mềm để cho phép các tế bào thần kinh phát triển, giao tiếp với nhau”.
Các nhà nghiên cứu nói rằng các tế bào bắt đầu hình thành mạng lưới tương tự như cách bộ não con người thực hiện, cho phép chúng giao tiếp với nhau thông qua các chất dẫn truyền thần kinh mà chúng tạo ra.
Mô não người in 3D giúp các nhà khoa học nghiên cứu dễ dàng hơn. Ảnh: Adobe
Các nhà nghiên cứu tin rằng mô não người in 3D này thực sự có lợi thế hơn so với các mô hình “não mini” hiện đang được sử dụng khi nghiên cứu về não.
Tính linh hoạt cao hơn có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cách chúng ta nghiên cứu tác động của các bệnh thần kinh lên não người, bao gồm các bệnh như Alzheimer và Parkinson, cả hai căn bệnh này vẫn tiếp tục gây khó khăn cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Bằng việc sử dụng mô não người in 3D, việc nghiên cứu cách các tế bào não giao tiếp với nhau sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn, điều mà các nhà khoa học đã nỗ lực đạt được trong nhiều thập kỷ.
Giải pháp ăn kiêng đột phá này mở ra những khả năng mới giúp kéo dài tuổi thọ và củng cố quá trình lão hóa lành mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]