Các nhà khoa học bối rối khi phát hiện thứ này trên Mặt Trăng
Giới khoa học nghiên cứu vũ trụ đã rất khó hiểu khi quan sát thấy đá granit và không hiểu vì sao nó lại đến được hành tinh này.
Theo BGR, từ trước đến nay đá granit (đá hoa cương) được cho là không hề tồn tại bên ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, niềm tin đó dường như đang bị lung lay khi giới khoa học vừa phát hiện ra loại đá này trên Mặt Trăng, và không ai biết được làm cách nào nó lại đến được nơi đó.
Mặc dù rất phổ biến tại Trái Đất, nhưng đá granit hầu như không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong hệ Mặt Trời. Điều này là vì cấu tạo của nó, thông thường, đá granit cần cấu tạo mảng hoặc magma chứa nước để hình thành.
Vị trí các nhà khoa học tìm thấy đá granit trên Mặt Trăng.
Trước đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một số mẩu đá granit từ các mẫu vật thể lấy từ Mặt Trăng. Tuy nhiên, lượng đá granit chưa bên trong chúng cực kỳ nhỏ, đặc biệt khi so sánh với hơn 360kg đất và đá mặt trăng được sử dụng để lấy mẫu. Vì vậy, việc một khối đá granit khổng lồ xuất hiện trên Mặt Trăng đã khiến các khoa học gia vô cùng bối rối.
Có rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích điều này. Chẳng hạn như khi Trái Đất hình thành chưa lâu đã bị một vật thể có kích thước bằng Sao Hỏa đâm vào, do đó đủ khả năng đẩy một phần khối lượng và vật chất vào vũ trụ tạo thành Mặt Trăng đã xoay quanh hành tinh chúng ta đến ngày nay.
Một ví dụ khác cho rằng từng có bằng chứng về việc mắc-ma và núi lửa cổ đại đã từng tàn phá Mặt Trăng. Và nhiều vết đen mà nhân loại đang nhìn thấy trên bề mặt của Mặt Trăng được cho là đến từ mắc-ma tuôn chảy và tụ lại.
Nghiên cứu mới về phát hiện này đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature tháng 7. NASA đang có kế hoạch khám phá khu vực này vào năm 2026 bằng cách sử dụng xe tự hành thế hệ mới. Cũng có khả năng địa điểm này sẽ trở thành nơi nghiên cứu trong các sứ mệnh của Artemis trong tương lai.
Nguồn: [Link nguồn]
Những vấn đề của Mặt Trăng đang ngày càng được giới khoa học và thiên văn học quan tâm.