Bộ TT&TT và Facebook lập kênh riêng để gỡ bỏ tin giả
Mới đây, Bộ TT&TT đã làm việc với Facebook và Google để xây dựng một kênh riêng nhằm xử lý, ngăn chặn và gỡ bỏ các tin tức giả mạo, chống phá chính quyền.
Trong cuộc họp sơ bộ sáu tháng đầu năm, Bộ TT&TT đã triển khai nghiên cứu, xây dưng Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường lành mạnh.
Theo đó, Bộ TT&TT đã làm việc với Facebook và Google để xây dựng một kênh riêng nhằm giải quyết đề nghị của Bộ TT&TT trong việc ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội. Google cũng đồng thời cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hợp tác trong vấn đề an toàn, an ninh thông tin. Tiếp tục xây dựng công cụ thu thập, phân tích và quản lý thông tin vi phạm, xếp hạng, đánh giá website theo lượng truy cập. Ngoài ra, Google sẽ công bố các kênh có nội dung tốt và cảnh báo những kênh có nội dung xấu, độc hại trên YouTube.
Mới đây, Bộ TT&TT cũng đã gửi văn bản yêu cầu Facebook chỉnh sửa lại bản đồ khi đã đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sang Trung Quốc. Đến chiều 5-7, đại diện truyền thông của Facebook mới chính thức đưa ra lời xin lỗi sau khi bị cộng đồng phản ứng dữ dội và cho rằng đây là lỗi kỹ thuật.
Hậu quả của những cú nhấp chuột chia sẻ vô tội vạ
Hiện vẫn còn khá nhiều người dùng Facebook chia sẻ thông tin tràn lan, vô tội vạ và không hề kiểm chứng khiến nạn nhân gặp nhiều khó khăn, thậm chí doanh nghiệp phải đứng trước thềm phá sản. Không chỉ riêng Facebook, YouTube mà còn rất nhiều dịch vụ khác cũng phải đau đầu vì nạn tin giả. Nhiều biện pháp được đưa ra để hạn chế, tuy nhiên tình trạng trên vẫn không hề thuyên giảm.
Với ý nghĩ Facebook là mạng xã hội ảo nên nhiều người không ngần ngại thể hiện bản thân, nói xấu hoặc đả kích người khác mà không lo bị ràng buộc trách nhiệm. Cách đây không lâu, trên YouTube cũng xuất hiện đoạn video mô tả về việc làm bia Heineken giả khiến không ít người dùng hoang mang. Tuy nhiên, Công ty Heineken Việt Nam cho rằng video này được quay ở Trung Quốc và là sản phẩm chính hãng (nhưng bán vượt ra ngoài thị trường quy định). Nội dung mô tả, phụ đề trên video sai sự thật và gây ra tổn hại rất lớn cho công ty, mặc dù vậy cả Facebook và YouTube vẫn không gỡ bỏ nội dung video vi phạm.
Mới đây, vụ việc xúc xích Vietfoods bị nghi ngờ có chứa chất sodium nitrate-251 vào hồi năm 2016 lại được "đào mộ", nhiều khả năng nhằm mục đích triệt hạ công ty. Kết quả kiểm tra cho thấy Đội Quản lý thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã sai sót trong việc kiểm tra, sai phạm về nghiệp vụ và cung cấp thông tin sai lệch cho báo chí khi chưa có kết quả kiểm nghiệm, điều này đã khiến hàng hóa của Vietfoods bị dồn ứ tại kho, người dùng tẩy chay và đứng trước nguy cơ phá sản, mặc dù xúc xích của Vietfoods an toàn.
Thông tin giả mạo được đăng tải trên một fanpage giả mạo. Ảnh: TIỂU MINH
Vụ việc trên vừa được một fanpage giả mạo báo Công An đăng tải lại, gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Hiện bài viết giả mạo này đã có hơn 3.000 lượt chia sẻ và bình luận, đa số người dùng đều không kiểm chứng thông tin và tag (gắn thẻ) bạn bè vào để cảnh giác, góp phần tiếp tay chia sẻ thông tin sai sự thật. Việc chia sẻ các thông tin sai sự thật sẽ mang tác dụng ngược và hậu quả rất khó lường.
Cách xử lý các tin tức giả mạo
Đối với fanpage chia sẻ các tin tức giả mạo, bạn hãy bấm vào biểu tượng "..." ở góc phải ảnh bìa và chọn Report page (báo cáo trang) > It's a scam (đó là một trang lừa đảo) > Hide all posts from... (ẩn tất cả bài viết từ...).
Để báo cáo Facebook một bài viết giả mạo, người dùng chỉ cần bấm vào biểu tượng "..." ở góc phải bài viết và chọn Report post (báo cáo bài viết) > I think it shouldn't be on Facebook (tôi nghĩ nó không nên xuất hiện trên Facebook). Tiếp theo, bạn chọn Something else (lý do khác) > This advocates violence or harm to a person or animal (ảnh này ủng hộ hành động bạo lực, làm hại một người hoặc động vật) > Submit to Facebook for Review (báo cáo bài viết với Facebook).
Nếu dễ dãi với bản thân, chia sẻ mọi thứ mà không suy nghĩ, biết đâu vào một ngày đẹp trời chính bạn, người thân hoặc bạn bè của bạn lại trở thành nạn nhân của nạn tin giả. Do đó, hãy thật sự tỉnh táo và kiểm chứng lại mọi thông tin trước khi chia sẻ bởi Google không hề tính phí!
Không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ mang lại, tuy nhiên vấn đề nào cũng luôn có hai mặt, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã làm xuất hiện nhiều mối đe dọa an ninh quốc gia từ không gian mạng. Nguy cơ sự cố mất an toàn thông tin mạng từ mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT) đang gia tăng nhanh chóng. Nhiều máy tính tại Việt Nam đã bị nhiễm virus, mã độc qua dịch vụ quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là mã độc đào tiền ảo.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới để đề ra các giải pháp xử lý tình trạng đưa thông tin sai sự thật, gây phương hại đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường xử lý theo quy định đối với những cá nhân, tổ chức cung cấp các nội dung xấu, độc trên Internet, góp phần làm lành mạnh môi trường thông tin trên mạng.
Mới đây, chính phủ Uganda đã thông qua một đạo luật mới yêu cầu người dân phải trả khoảng 200 shilling Uganda (tương...