Bộ TT&TT: Mọi doanh nghiệp Internet trong hay ngoài nước đều phải tuân thủ pháp luật VN

Theo Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT, trong năm 2020, Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) sẽ phải thực hiện giải pháp để các trang mạng xã hội tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo tỷ lệ ngăn chặn các thông tin xấu độc.

Đã gỡ bỏ hơn 6.000 clip xấu độc trên Facebook, Google

Cụ thể, Chỉ thị 01 khẳng định, đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông, trong năm 2020 phải đảm bảo việc thực thi pháp luật nghiêm minh với các doanh nghiệp cung cấp nền tảng theo nguyên tắc Việt Nam là nước có chủ quyền, mọi doanh nghiệp trong hay ngoài nước kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật. Đồng thời, bảo đảm các doanh nghiệp cung cấp nền tảng có số lượng người sử dụng lớn phải lành mạnh, phải sạch, phải xác định danh tính người sử dụng; đảm bảo tỷ lệ ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thực mà phát hiện, xác minh được trên mạng xã hội đạt tối thiểu từ 70-80%.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong năm 2019, đối với công tác quản lý thông tin điện tử, Bộ đã chủ động đàm phán, đấu tranh quyết liệt với Facebook, Google, buộc 2 nền tảng này phải tích cực hợp tác trong việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, tài khoản giả mạo. Bộ TT&TT cũng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an cùng triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook, Google tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, trong năm 2019, các mạng xã hội xuyên biên giới đã gỡ bỏ, xử lý hơn 6.000 clip xấu độc; 180 link xấu độc và các trang giả mạo Lãnh đạo nhà nước. Tỷ lệ tuân thủ pháp luật của Facebook, Google lần lượt là 60% và 90%, tỷ lệ này năm 2018 đều là 70%. Bên cạnh đó, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên mạng về đất nước con người Việt Nam ở mức 8%, tỷ lệ tiêu cực về Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ở mức 10-20%.

Theo Chỉ thị 01 của Bộ TT&TT, trong năm 2020, Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) sẽ phải thực hiện giải pháp để các trang mạng xã hội tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo tỷ lệ ngăn chặn các thông tin xấu độc, sai sự thực tối thiểu đạt từ 70-80%. Ảnh: Internet

Theo Chỉ thị 01 của Bộ TT&TT, trong năm 2020, Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) sẽ phải thực hiện giải pháp để các trang mạng xã hội tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo tỷ lệ ngăn chặn các thông tin xấu độc, sai sự thực tối thiểu đạt từ 70-80%. Ảnh: Internet

Thiết lập cơ chế ngăn chặn tin giả trên mạng xã hội

Đối với vấn đề tin giả, để xử lý vấn đề này, Bộ TT&TT đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp như chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trong nước ngăn chặn các website không rõ nguồn gốc đưa tin giả mạo, xử lý nghiêm những đối tượng trong nước phát tán thông tin giả mạo. Ngoài ra, Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các cơ quan báo chí đấu tranh, phản bác các tin giả, thông tin xuyên tạc về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời cung cấp thông tin, định hướng các cơ quan báo chí thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan về các vấn đề “nóng” đang được lan truyền trên mạng để hạn chế tác động tiêu cực.

Ngoài ra, Bộ TT&TT tiếp tục hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung câp dịch vụ và người dùng mạng xã hội.

Trên cơ sở đó, năm 2020, Bộ TT&TT sẽ thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin tức thời, hiệu quả giữa cơ quan chức năng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet và cộng đồng trong việc điều phối, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, vận hành hệ thống hỗ trợ người sử dụng truy cập Internet an toàn.

Bên cạnh đó, Bộ hỗ trợ và phát triển cộng đồng, thiết lập cơ chế liên lạc đơn giản, thuận tiện, sẵn sàng để người sử dụng phản ánh về các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật, thông tin gây nguy hại đến cá nhân, tổ chức tới cơ quan chức năng

Trước đó, ngày 8/11/2019, trong phiên trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về các vấn đề quản lý của ngành, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay chúng ta có đủ cơ sở pháp lý (với Luật An ninh mạng) và đã làm việc để yêu cầu các doanh nghiệp xuyên biên giới như Facebook, Google tuân thủ pháp luật.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng mạng xã hội Facebook cho nhiều mục đích và việc yêu cầu các mạng xã hội này tuân thủ pháp luật Việt Nam phải thực hiện từng bước. Năm 2019 đã đạt được sự thống nhất các cấp về những biện pháp, tình huống xử lý đối với mạng xã hội, vì các công ty đến Việt Nam kinh doanh thì phải đóng thuế và tuân thủ pháp luật, đây là hai điều cơ bản.

Thời gian vừa qua, nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Google, Facebook đã bắt đầu tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tỉ lệ chấp hành của Google, Facebook đối với các yêu cầu của cơ quan quản lý đã tăng lên tới 80 - 90%, chẳng hạn như việc Google ngăn chặn, gỡ bỏ các game cờ bạc. Đầu tháng 11/2019, Facebook cũng tuyên bố chặn quảng cáo chính trị đối với 21 trang chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có cả những trang mà Chính phủ đã tuyên bố là khủng bố.

Hướng dẫn gỡ ứng dụng hàng loạt trên Android

Tính năng gỡ bỏ được nhiều ứng dụng Android cùng một lúc được tích hợp sẵn trong cửa hàng CH Play (Play Store) mà nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thế Phương ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN