Bộ TT&TT chỉ cách nhận diện tin nhắn quảng cáo và tin nhắn rác
Tin nhắn quảng cáo phải sử dụng tên định danh và có sự đồng ý trước khi gửi. Nếu vi phạm, tin nhắn quảng cáo sẽ là tin nhắn rác.
Ngày 7/9, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ này có nhận được câu hỏi của người dân với nội dung là:
Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 91/2020/NĐ-CP, tin nhắn rác là tin nhắn nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi/không sinh lợi. Về quy định này, có người thắc mắc rằng:
Những tin nhắn có nội hàm và mục đích là quảng cáo nhưng không thể hiện dưới dạng giới thiệu sản phẩm, hàng hóa,... thì không được xem là tin nhắn rác. Ví dụ tin nhắn có nội dung "nhắc nhở/xác nhận khách hàng A tham gia buổi sự kiện chào bán vào ngày BCD, dù rằng A không hề đăng ký tham gia" thì liệu có được xem là tin nhắn rác hay không?"
Bộ TT&TT và các nhà mạng đang quyết liệt vào cuộc xử lý vấn nạn tin nhắn rác. (Ảnh minh họa)
Về thắc mắc này, Bộ TT&TT cho biết: Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 91 quy định về tin nhắn quảng cáo chứ không phải là tin nhắn rác.
Cụ thể: "Tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo là tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân; tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông”.
Còn tin nhắn rác được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3, cụ thể:
"Tin nhắn rác bao gồm các loại sau:
- Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này;
- Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng".
Như vậy, tin nhắn rác là tin quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin vi phạm các nội dung bị cấm tại các Luật nêu trên.
"Nghị định 91 quy định rõ việc gửi tin nhắn quảng cáo phải sử dụng tên định danh và phải được người sử dụng đồng ý trước khi gửi tin nhắn quảng cáo; không cho phép sử dụng thuê bao gửi tin nhắn quảng cáo. Do vậy, trước khi gửi tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hay người quảng cáo cần phải xác định rõ xem đối tượng sẽ nhận tin nhắn quảng cáo đã đồng ý nhận quảng cáo hay chưa", Bộ TT&TT giải đáp.
"Đối với dạng tin nhắn ví dụ là “nhắc nhở/xác nhận khách hàng A tham gia buổi sự kiện chào bán vào ngày BCD, dù rằng A không hề đăng ký tham gia”, căn cứ theo các quy định của Nghị định số 91 thì đây là tin nhắn quảng cáo. Và nếu khách hàng không đăng ký tham gia hoặc khách hàng không đồng ý nhận quảng cáo, như vậy sẽ bị coi là tin nhắn rác. Hành vi gửi tin nhắn như theo đề cập ở trên là vi phạm pháp luật theo định tại Nghị định số 91 và sẽ bị xử lý", Bộ TT&TT giải đáp thêm.
Nguồn: [Link nguồn]
Trường hợp người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo như từ bảo hiểm, cò đất,... thì người...