Bỏ sổ hộ khẩu, người dân đăng ký thường trú, tạm trú từ xa ra sao?
Bắt đầu từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu giấy sẽ chính thức bị hủy bỏ. Vậy người dân muốn đăng ký thường trú, tạm trú phải thực hiện ra sao?
Bắt đầu từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu giấy sẽ chính thức bị hủy bỏ. Vậy người dân muốn đăng ký thường trú, tạm trú phải thực hiện ra sao?
Sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy… sẽ không còn giá trị sử dụng từ đầu năm 2023, mọi thông tin của người dân sẽ được lưu trữ và quản lý trên môi trường điện tử.
Do đó, các thủ tục hành chính như đăng ký thường trú, tạm trú vẫn thực hiện bình thường như trước đây, trực tiếp đến cơ quan công an hoặc thực hiện thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Thực hiện các thủ tục hành chính công qua mạng. Ảnh: MINH HOÀNG/Pexels
1. Cách đăng ký thường trú, tạm trú trực tiếp
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để chứng minh việc sở hữu chỗ ở, đơn cử như sổ đỏ, sổ hồng. Sau đó đến cơ quan công an để làm thủ tục.
Tương tự, đối với việc đăng ký tạm trú, người dùng cũng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp (hợp đồng đồng mua nhà, thuê nhà…) và đến cơ quan công an nơi dự định tạm trú để làm thủ tục.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, bạn cũng có thể thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia.
2. Cách đăng ký thường trú, tạm trú qua mạng
Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào cổng Dịch vụ công Quốc gia tại đây. Sau đó bấm vào nút đăng nhập ở góc trên bên phải. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dùng chỉ cần bấm Đăng ký - Công dân - Thuê bao di động.
Đăng ký tài khoản miễn phí trên cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ảnh: MINH HOÀNG
Tiếp theo, người dùng cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết tại các mục có đánh dấu (*), đơn cử như họ tên, số CMND/căn cước. Lưu ý, nếu trước đó bạn đăng ký thông tin thuê bao với nhà mạng bằng CMND thì điền số CMND và ngược lại.
Khi hoàn tất, bạn hãy quay trở lại trang chủ của cổng Dịch vụ công Quốc gia, gõ vào khung tìm kiếm từ khóa thường trú, sau đó chọn thủ tục Đăng ký thường trú - Nộp trực tuyến.
Lựa chọn thủ tục đăng ký thường trú hoặc các dịch vụ tương ứng. Ảnh: MINH HOÀNG
Lúc này, bạn sẽ được chuyển đến Cổng dịch vụ công Bộ Công an, tại đây người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết, đơn cử như tỉnh/thành phố, thủ tục, trường hợp, thông tin người đề nghị đăng ký thường trú... Lưu ý các mục có dấu * không được bỏ trống.
Lựa chọn thủ tục hành chính theo yêu cầu, ví dụ đăng ký thường trú. Ảnh: MINH HOÀNG
Ở cuối trang, người dùng cần đính kèm đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đơn cử như tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp… bằng cách bấm vào biểu tượng đính kèm.
Đính kèm hồ sơ, giấy tờ được yêu cầu. Ảnh: MINH HOÀNG
Khi hoàn tất các thủ tục, bạn sẽ nhận được một mã hồ sơ tương ứng. Cơ quan công an sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ trong vòng 7 ngày (từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần).
Để tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ, bạn chỉ cần truy cập vào cổng Dịch vụ công Quốc gia, bấm vào menu Thông tin và dịch vụ - Tra cứu hồ sơ, sau đó nhập vào mã hồ sơ tương ứng.
Tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ. Ảnh: MINH HOÀNG
Như vậy là Kỷ Nguyên Số đã hướng dẫn hoàn tất cách đăng ký thường trú trực tiếp và qua mạng, nếu muốn đăng ký tạm trú, người dùng chỉ cần lựa chọn thủ tục tương ứng và làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình, hoặc xem bài viết tại đây.
4 loại giấy tờ chứng minh thông tin cư trú thay cho sổ hộ khẩu
- Căn cước công dân/chứng minh nhân dân
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú
- Giấy thông báo số định danh cá nhân
Đầu năm 2023, bạn sẽ không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi đi thực hiện các thủ tục hành chính, mọi thông tin cá nhân liên quan sẽ được khai thác trực tiếp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, cán bộ cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp căn cước công dân để chứng minh nơi cư trú.
Nếu nghi ngờ thông tin CMND/CCCD đã bị đánh cắp để vay nợ, bạn có thể kiểm tra bằng mẹo nhỏ sau đây.
Nguồn: [Link nguồn]