Bí mật thảm kịch đen tối nhất lịch sử NASA: Tàu con thoi nổ tung sau 73 giây
Ngày 28/1/1986 NASA phóng tàu con thoi Challenger lên vũ trụ nhưng chỉ 73 giây sau đó nó đã nổ tung ngay trên bầu trời Đại Tây Dương. Toàn bộ phi hành đoàn 7 người tử nạn.
Trước khi cất cánh năm 1986, tàu con thoi Challenger đã thực hiện thành công 9 nhiệm vụ
Vụ nổ tàu con thoi Challenger là thảm họa đầu tiên trong lịch sử phát triển của NASA và nước Mỹ. Cái chết của con tàu vũ trụ này là một cú sốc đối với các nhà khoa học, chính trị gia và công chúng.
Vụ nổ đã được dự đoán từ trước
Đêm trước ngày định mệnh của Challenger, một trong những kỹ sư hợp đồng của NASA là Morton Thiokol đã nói với vợ mình nhiều khả năng con tàu sẽ nổ tung. Ông đưa ra dự đoán dựa trên tình hình thời tiết. Trời hôm đó rất lạnh. Morton Thiokol lo ngại rằng nhiệt độ thấp sẽ khiến thiết bị hoạt động không chính xác. Tuy nhiên, NASA đã phớt lờ dự đoán của Morton Thiokol.
Chân dung 7 thành viên phi hành đoàn
Lần đầu tiên có phi hành gia dân sự
Tàu con thoi Challenger đánh dấu lần đầu tiên trong chương trình không gian đưa người vào vũ trụ của NASA có sự góp mặt của một phi hành gia dân sự. Đó là Christa McAuliffe, 37 tuổi, giáo viên trường cấp ba Concord ở New Hampshire.
Vật thể "sống sót" duy nhất là một quả bóng
Một trong những phi hành gia là Ellison Onizuka đã mang theo một quả bóng lên tàu con thoi. Thật đáng ngạc nhiên, nó hoàn toàn lành lặn sau khi con tàu nổ tung. Quả bóng sau đó được trao cho con gái của ông là Janelle Onizuka. Khi trở thành giáo viên, cô ấy đã đưa quả bóng vào lớp học.
Quả bóng còn lại sau vụ tàu con thoi nổ tung
Lời cuối cùng của phi hành đoàn
Trước khi mọi liên lạc với con tàu bị cắt đứt, phi công Mike Smith đã thốt lên tiếng kêu thất thanh "ồ" khó hiểu. Đây là chuyến bay vũ trụ đầu tiên của Smith và anh cảm thấy vô cùng áp lực. Rõ ràng từ bản ghi âm người ta có thể hiểu rằng ông đã nhận ra điều gì đó không ổn khi quá muộn.
Thành viên phi hành đoàn đã không thể thoát nạn
Kể từ khi vụ tai nạn xảy ra, nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu có khả năng phi hành gia đã kịp trốn thoát trước vụ nổ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dựa trên thiết kế của tàu con thoi, nó không có biện pháp thoát hiểm. Do vậy, phi hành gia không thể thoát khỏi tàu một cách an toàn.
Cho đến nay, dù NASA vẫn tiếp tục nghiên cứu tìm cách nhưng chưa có hệ thống thoát hiểm mới khả thi nào được xây dựng thành công.
Neil Armstrong điều tra vụ nổ
Neil Armstrong, người đầu tiên bước chân lên mặt trăng được cử đứng đầu cuộc điều tra. Ngoài ra còn có cả Sally Ride, người phụ nữ đầu tiên từng đi vào vũ trụ.
Ride gia nhập NASA vào năm 1978 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1983 với tư cách là một thành viên trong nhiệm vụ STS-7. Tàu con thoi sử dụng cho nhiệm vụ đó là Challenger.
Neil Armstrong điều tra vụ nổ
Người ta lưu giữ "đống đổ nát" trong hầm chứa tên lửa
Sau vụ nổ, người ta khôi phục được khoảng 30% con tàu và kiểm tra chặt chẽ các mảnh vỡ. Họ cũng niêm phong và lưu trữ chúng trong hầm chứa tên lửa tại Canaveral, Florida. Những mảnh vỡ khác trôi nổi trên đại dương.
NASA đã đưa một giáo viên khác vào vũ trụ
22 năm sau khi giáo viên cấp 3 Christa McAuliffe gặp nạn trên tàu con thoi, NASA đã chọn một người dân khác, một giáo viên thực hiện sứ mệnh lên vũ trụ.
Năm 2007, Barbara Morgan, một giáo viên tiếng anh và khoa học xã hội đã bước lên tàu Endeavour và làm nên lịch sử với chuyến bay thành công.
Hình ảnh phi hành gia bên trong con tàu
Mảnh vỡ tàu con thoi trôi dạt vào bờ biển gần Trung tâm vũ trụ Kennedy vào năm 1996
Các virus gây bệnh đường tình dục, "bệnh hôn", thủy đậu và zona phát triển mạnh mẽ trong môi trường không gian...