Bí mật chết chóc ở mặt trăng 7 màu to hơn cả "hành tinh thứ 9"
Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc "nhật thực" hiếm hoi của Sao Mộc, khi mặt trăng bí ẩn Io của nó rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời.
Trong hình ảnh được chụp bởi hệ thống siêu kính viễn vọng ALMA, mặt trăng Io của Sao Mộc hiện lên với sắc màu cầu vồng bí ẩn. Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Imke de Pater từ Đại học California ở Berkeley, chính những vùng màu vàng - trắng - cam - đỏ ẩn chứa bí mật về bầu khí quyển chết chóc của mặt trăng này.
Như một số nghiên cứu trước đây cho thấy, trong hệ Mặt Trời, chỉ có 2 thiên thể vẫn đang duy trì được hoạt động địa chất đó là Trái Đất và mặt trăng Io. Tuy mang tên người tình xinh đẹp của thần Zeus, nhưng Io có tới hơn 400 ngọn núi lửa hoạt động ngày đêm.
Mặt trăng Io phản xạ ánh sáng mặt trời với sắc màu cầu vồng mê hoặc - ảnh: ALMA
Công trình mới này cho thấy chính lưu huỳnh từ núi lửa chịu trách nhiệm cho dải màu ấm áp trên mặt trăng kỳ lạ này. Mặt trăng này có khí quyển mỏng hơn hàng tỉ lần so với Trái Đất, nhưng với khoảng cách quá xa, nó đủ che mắt giới thiên văn khỏi thế giới thực sự ở bề mặt thiên thể.
Dữ liệu từ ALMA đã hé lộ phần màu vàng - trắng - cam - đỏ được tạo nên bởi lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh monoxit và kali clorua (SO2, SO và KCl). Đây là những khí có hại đối với sinh vật trái đất. Ước tính chúng chiếm tới 30%-50% bầu khí quyển mặt trăng Io.
Việc tìm hiểu được thành phần khí quyển giúp các nhà khoa học xác định được các hồ chứa magma khác nhau trên mặt trăng Io, từ đó hiểu được cách mặt trăng này tự làm nóng mình bằng thủy triều và nội nhiệt, giữa một thế giới lạnh lẽo quanh Sao Mộc.
Có những quãng thời gian Io không nhận được ánh sáng mặt trời do "núp" sau lưng Sao Mộc. Khoảnh khắc ALMA lưu lại là khi nó quay đến khu vực giữa mặt trời và hành tinh mẹ, tạo ra một "nhật thực" trên Sao Mộc.
Io là 1 trong 4 mặt trăng khổng lồ nhất trong số hàng chục mặt trăng của Sao Mộc. Nó và 3 mặt trăng Sao Mộc khác là Ganymede, Triton, Callisto vừa tương tác với Sao Mộc, vừa tương tác nhau để tạo ra thủy triều mạnh mẽ. Điều này cho phép 3 mặt trăng kia có thể sở hữu đại dương ngầm đủ ấm và có sự sống. Io có vẻ khó sống vì đầy núi lửa, nhưng giới khoa học cho biết chính Trái Đất sơ khai cũng vậy.
Mặt trăng Io là mặt trăng lớn thứ tư trong các mặt trăng đã biết của hệ Mặt Trời, thua Ganymede, Callisto và mặt trăng sao Thổ Titan. Mặt trăng này thậm chí lớn hơn Sao Diêm Vương – thiên thể đang được NASA đấu tranh để khôi phục trạng thái "hành tinh thứ 9". Khi Sao Mộc áp sát Trái Đất, có thể quan sát mặt trăng Io bằng kính viễn vọng.
Nếu đang cài đặt một trong các ứng dụng sau đây, bạn hãy gỡ bỏ chúng khỏi điện thoại ngay lập tức để tránh bị...
Nguồn: [Link nguồn]