Bí kíp vạch mặt review giả trên Amazon để tránh mất tiền oan

Sự kiện: Internet

Amazon là một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới nhưng bạn vẫn cần cẩn trọng với phần đánh giá sản phẩm.

Dưới đây là một số website cùng một số mẹo sẽ giúp bạn tỉnh táo khi đọc review sản phẩm, tránh tin lầm vào những bài đánh giá giả mạo mà rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

Những trang web hữu dụng

Fakespot

Fakespot cung cấp một phương pháp lọc review sản phẩm hoàn toàn mới, cho phép bạn tìm kiếm và theo dõi những đánh giá khách quan, chính xác nhất. Trang web này sử dụng công nghệ độc quyền của mình để phân tích hàng triệu bình luận tích cực về sản phẩm, tìm những dấu hiệu bất thường và loại bỏ các đánh giá tích cực thái quá.

Bí kíp vạch mặt review giả trên Amazon để tránh mất tiền oan - 1

Fakespot sẽ loại bỏ những review sản phẩm tích cực đến mức đáng ngờ.

Bạn cần copy link URL của sản phẩm mà bạn đang tham khảo vào Fakespot. Sau khi quét cũng như phân tích thông tin từ cả phần review lẫn những người đã viết review, trang web này sẽ đưa ra kết quả cuối cùng theo thang điểm A - F. Cụ thể, A đồng nghĩa với 90%-100% review tốt cho sản phẩm đều có độ chính xác cao và F thì mức độ giảm xuống chỉ còn 44% hoặc thấp hơn. Cùng với đó, điểm số trung bình từ toàn bộ các bình luận đánh giá về sản phẩm mà bạn định mua cũng sẽ được Fakespot cung cấp.

ReviewMeta

ReviewMeta hoạt động cũng tương đối giống với Fakespot: Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL của sản phẩm trên Amazon. Lập tức, trang web này sẽ phân tích cũng như nhận dạng những bất thường trong cấu trúc, văn phong của phần review. Tuy nhiên, thay vì đánh giá dựa trên thang điểm A-F, ReviewMeta lại sử dụng ba tiêu chí: “đáng tin cậy”, “đáng báo động” và “giả mạo”.

Bí kíp vạch mặt review giả trên Amazon để tránh mất tiền oan - 2

ReviewMeta sử dụng ba tiêu chí khác với Fakespot.

Bạn cần phải lưu ý rằng kết quả “giả mạo” không ám chỉ đến chất lượng của sản phẩm. Đó chỉ là đánh giá của thuật toán sau khi phát hiện ra những điểm bất thường từ những bài review quá tích cực và có phần phi thực tế.

Ngoài ra, ReviewMeta cũng cung cấp thêm những thông tin bên lề như những reviewer nào không mua hàng mà chỉ viết nhận xét để quảng cáo cho sản phẩm, bên cạnh đó là tương quan giữa độ dài của bài đánh giá với chất lượng thực tế của sản phẩm. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và giúp bạn xác định review nào mới thực sự đáng tin cậy.

Một số mẹo khác

Kiểm tra website của bên bán

Trong trường hợp không thể tìm thấy đường link trang web của nhà sản xuất hay bên đăng bán sản phẩm. Chỉ dựa vào phần review để tiến hành giao dịch thông qua nền tảng Amazon thôi là chưa đủ, đặc biệt là nếu sản phẩm bạn mua cần phải có chế độ bảo hành chặt chẽ, như các thiết bị điện tử chẳng hạn.

Quan tâm đến ngôn ngữ, văn phong

Bạn cần thận trọng với những phần review mang văn phong quảng cáo, tâng bốc sản phẩm quá nhiều. Cùng với đó, bạn cũng cần chú ý đến những đặc điểm trình bày bất thường như viết in hoa mọi cụm từ hay sử dụng dấu câu một cách vô tổ chức. Đây đều là những dấu hiệu của một bài review giả mạo.

Hãy chú ý đến hình ảnh sản phẩm

Hãy chịu khó đọc thật kỹ phần review khi tìm hiểu về một sản phẩm, có thể bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều review khác nhau nhưng lại sử dụng chung hình ảnh minh họa. Đây có thể chỉ là một chiêu trò quảng cáo mà bên bán áp dụng nhằm thuyết phục người mua hàng.

Amazon đang sử dụng 'đội quân' 15.000 robot để vận chuyển hàng

Hiện tại, Amazon đã triển khai hơn 15.000 robot trong các khó chứa hàng rộng lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thảo ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN