Bí ẩn hiện tượng “máu chảy ngược” ở các phi hành gia
Thực hiện siêu âm tĩnh mạch cổ cho 11 phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, các bác sĩ phát hiện dòng máu trong tĩnh mạch cổ của 5/11 người đã bị đình trệ, không chảy liên tục, thậm chí chuyển động qua lại trong tĩnh mạch…
Các bác sĩ của NASA phát hiện ra điều này khi quét kiểm tra sức khỏe cho các phi hành gia trước lúc họ thực hiện nhiệm vụ ngoài vũ trụ và đã vô cùng bất ngờ khi thấy hiện tượng máu đóng cục trong mạch máu của một phi hành gia mặc dù người này không mắc các hội chứng máu đông. Phi hành gia này sau đó đã phải sử dụng thuốc làm loãng máu trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Hiện tượng "máu chảy ngược" khi ở ngoài không gian gây nguy hiểm cho các phi hành gia.
"Chúng tôi chưa bao giờ gặp phải trường hợp này, và cũng không nghĩ rằng sẽ gặp hiện tượng nằm ngoài những nghiên cứu của chúng tôi", nhà khoa học NASA Karina Marshall-Goebel chia sẻ.
Hiện tượng "máu chảy ngược" là một mối nguy mới cho con người khi ở ngoài vũ trụ, thế nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Các bác sĩ NASA đã thực hiện siêu âm tĩnh mạch cổ (tĩnh mạch chủ) cho 11 phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Và họ đã phát hiện dòng máu trong tĩnh mạch cổ của 5 trong số 11 người đã bị đình trệ, không chảy liên tục, thậm chí chuyển động qua lại trong tĩnh mạch.
Tĩnh mạch cổ giúp chuyển hóa máu thiếu oxy từ não về tim.
Hiện tượng máu ứ đọng ở tĩnh mạch là vô cùng hiếm gặp, chỉ xảy ra một vài trường hợp bị tắc tĩnh mạch ở chân sau những chuyến bay dài. Tĩnh mạch cổ rất quan trọng, nó nối giữa đầu và tim, giúp chuyển hóa máu thiếu oxy từ não xuống tim, giúp giảm áp lực trong não. Vì vậy, máu ứ đọng dẫn tới đông máu có thể gây tổn thương phổi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Và, 2 trong số các phi hành gia còn gặp phải hiện tượng kì lạ khi máu chảy ngược từ tim đến đầu. Các bác sĩ gọi đây là "hiện tượng cực kỳ bất thường". Họ cho rằng máu đã đổi chiều vì bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, hiện tượng này hết hoàn toàn khi họ trở lại Trái Đất.
Phi hành gia người Nga Valery Polyakov (lúc 52 tuổi) được chào đón tại Trung tâm đào tạo phi hành gia Star City ở gần Moscow, Nga sau khi xác lập kỷ lục 439 ngày liên tiếp ở trong vũ trụ vào năm 1994-1995.
Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các bác sĩ vẫn cảnh báo hiện tượng này là vô cùng nguy hiểm.
Nhiều người còn cảm thấy thích thú với mùi thơm kỳ lạ khi bóc hộp một sản phẩm điện tử. Nhưng mùi này có gây độc...
Nguồn: [Link nguồn]