Bất ngờ phát hiện 24 hành tinh “siêu phù hợp với sự sống”
Những hành tinh này đều nằm trong khu vực chỉ cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng.
Giáo sư Dirk Schulze-Makuch ở Đại học Washington, Mỹ mới đây đã đăng tải nghiên cứu mới trên tạp chí Astrobiology, trong đó đưa ra một danh sách 24 ngoại hành tinh mà theo ông là “siêu phù hợp với sự sống”.
Nghiên cứu cho rằng những hành tinh "siêu phù hợp với sự sống" tiềm năng, sẽ có độ tuổi lớn hơn, kích thước lớn hơn, nhiệt độ cao hơn và ẩm ướt hơn Trái Đất. Dựa theo tiêu chí đó, giáo sư Dirk Schulze-Makuch chọn lọc ra 24 ngoại hành tinh trong số 4.500 ngoại hành tinh được thống kê và cho rằng khả năng có sự sống là rất cao.
Con người vẫn đang ngắm nghía rất nhiều hành tinh mà chúng ta cho là có khả năng có sự sống.
Tất cả 24 hành tinh tiềm năng trong danh sách "siêu phù hợp với sự sống" đều ở cách Trái đất hơn 100 năm ánh sáng. Cần biết rằng, một trong những nhóm hành tinh được xem là có khả năng có sự sống cao nhất nằm trong nhóm Kepler đều cách Trái Đất vài trăm năm đến hàng ngàn năm ánh sáng.
“Chúng ta không nên quá tập trung vào việc tìm kiếm trong các hành tinh giống Trái Đất, nếu như vậy có thể bỏ qua nhiều hành tinh tiềm năng. Trên thực tế, sự sống cũng có thể phát triển dễ dàng hơn trên các hành tinh quay quanh ngôi biến đổi chậm hơn và có vòng đời dài hơn Mặt trời.” Giáo sư Dirk Schulze-Makuch nói.
Nhóm nghiên cứu lựa chọn trong kho dữ liệu Kepler Object of Interest Exoplanet Archive về ngoại hành tinh chuyển tiếp và lọc ra những hành tinh đất quay quanh vùng ở được có thể tồn tại nước lỏng quanh ngôi sao chủ. Nếu lấy tiêu chuẩn là Mặt Trời của chúng ta thì nó có vòng đời khá ngắn, khoảng 10 tỷ năm. Rất có thể trên những ngôi sao G tương tự Mặt Trời, năng lượng sẽ được tiêu thụ hết trước khi những dạng sống phức tạp phát triển được. Như Trái Đất của chúng ta, những sự sống bậc cao mới chỉ xuất hiện trong khoảng vài trăm triệu năm, nhưng riêng bản thân Trái Đất đã mất đến 4,5 tỷ năm kiến tạo.
Những hành tinh lớn hơn Trái Đất có thể có khả năng xuất hiện sự sống cao hơn.
Nhóm nghiên cứu còn kiểm tra những hệ sao lùn K, loại sao mát hơn, khối lượng nhỏ hơn và ánh sáng yếu hơn Mặt trời. Sao K có lợi thế vòng đời dài từ 20 đến 70 tỷ năm. Với khoảng thời gian này, có đủ thời gian để một hành tinh có thể phát triển trọn vẹn và đủ điều kiện cho sự sống hình thành.
Nguồn: [Link nguồn]
Hành tinh cỡ Trái Đất hoặc nhỏ hơn rất dễ bị các "hệ mặt trời" của chúng đá văng ra ngoài không gian. Một trong...