Bắt được tín hiệu radio từ phía siêu trái đất sống được, gần chúng ta nhất
Nơi tín hiệu radio lạ phát ra là hệ sao Proxima Centauri cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng, nơi sở hữu một siêu trái đất màu cam từng được cho là dễ sống như Trái Đất.
Theo bài viết mới được đăng tải trên trang chủ của Viện SETI (Mỹ), Kính thiên văn vô tuyến Parkes đặt tại Sydney (Úc) đã bắt được sự phát xạ vô tuyến bí ẩn nói trên khi đang quan sát bầu trời phụ vụ cho dự án Lắng nghe đột phá của SETI, một chương trình tìm kiếm các tín hiệu vô tuyến (radio) ngoài hành tinh đang được triển khai tại Đại học California ở Berkeley.
Kinh thiên văn vô tuyến Parkes - Ảnh: SCIENTIFIC AMERICAN
Không giống như những tín hiệu radio lạ trước đây, vốn thường có nguồn gốc ngoài thiên hà hoặc từ các sao neutron trong thiên hà, tín hiệu mới này dẫn đến nơi cách chúng ta chỉ 4,2 năm ánh sáng, đó là hệ sao Proxima Centauri, cũng là hệ sao gần với hệ Mặt Trời nhất.
Theo Scientific American, đây là một phát hiện đột phá bởi hệ sao này từng được chứng minh là sở hữu một siêu trái đất màu cam nằm ngay trong "vùng sự sống", có thể có khí hậu ôn đới như hành tinh chúng ta. Tín hiệu radio này cũng cho thấy sự dao động tần số liên tục, là dạng thường phát ra từ các vệ tinh quay quanh quỹ đạo của một hành tinh. Nếu khả năng này đúng, siêu trái đất màu cam mà Proxima Centauri sở hữu hoặc một hành tinh nào khác quay quanh ngôi sao mẹ bí ẩn này có thể đang có một nền văn minh không kém cạnh chúng ta.
Giả thuyết thứ 2 là tín hiệu radio không thực sự phát ra từ siêu trái đất hay hành tinh nào khác của Proxima Centauri, mà từ một nguồn xa hơn và chỉ vô tình đi ngang Proxima Centauri trên đường đến với Trái Đất. Theo các nhà khoa học SETI, đó vẫn sẽ là một phát hiện thứ vị vì dạng tín hiệu radio lần này không thể là một tín hiệu tự nhiên như các tín hiệu từng bắt được từ các chuẩn tinh, sau neutron, sao xung... Tín hiệu tự nhiên không thể được phát ở băng tần hẹp như tín hiệu lần này.
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng siêu lục địa mới sẽ có trung tâm là các vĩ độ cao thuộc Bắc Bán Cầu.