Bạn biết gì về XiaoIce - chatbox cực ấn tượng do Microsoft phát triển?
Ngày 17/9 vừa qua là sinh nhật của XiaoIce, thần tượng chatbot trên mạng xã hội tại Trung Quốc.
Theo Microsoft, khi chúng ta tương tác với các trợ lý ảo hoặc chatbot, đại đa số các trải nghiệm đều tương tự như nói chuyện qua bộ đàm: Một phía trò chuyện trước, phía còn lại sau đó tiếp nhận thông tin và trả lời.
“Tuy nhiên, con người theo tự nhiên không nói chuyện như vậy”, Li Zhou - Trưởng bộ phận phát triển chatbox XiaoIce tại Microsoft cho biết.
Li Zhou - Trưởng bộ phận phát triển XiaoIce.
Thay vào đó, Li Zhou cho biết, khi trò chuyện với nhau trực tiếp hoặc qua điện thoại, việc nghe và nói hầu như là diễn ra cùng lúc - chúng ta đôi lúc không cần chờ đối phương hoàn thành câu nói trước khi trả lời, chủ động lên tiếng hoặc đổi chủ đề những lúc cuộc trò chuyện có chiều hướng trở nên nhàm chán.
Microsoft tin rằng với công nghệ AI hiện tại của tập đoàn, chatbot như XiaoIce có thể đạt được khả năng trò chuyện tự nhiên như của con người.
XiaoIce là chatbot hoạt động trên mạng xã hội của Microsoft, hiện có hơn 660 triệu người dùng tại châu Á. Công nghệ trò chuyện AI (conversational AI) tương tự cũng đang được ứng dụng cho Microsoft’s Zo tại Mỹ.
Cụ thể hơn, XiaoIce có thể hoạt động “full duplex” - nghe và nói hai chiều cùng lúc, khác với “half duplex” - chỉ có thể nghe hoặc nói ở một thời điểm. Để dễ hiểu, full duplex là cuộc trò chuyện như sử dụng điện thoại, còn half duplex là trò chuyện như sử dụng bộ đàm.
Trong phiên bản cập nhật mới, với cảm nhận giọng nói hai chiều (full duplex voice sense), XiaoIce giờ đây còn có thể đoán được trước những gì đối phương sẽ nói tiếp theo, giúp XiaoIce có thể quyết định cách thức và thời điểm trả lời một người đang trò chuyện trực tuyến. Đây là khả năng vốn có của con người, tuy nhiên lại chưa được phổ biến ở chatbot.
“Đây là nghệ thuật trò chuyện mà con người sử dụng hằng ngày”, Zhou chia sẻ. Khả năng cảm nhận giọng nói hai chiều giúp giảm thiểu thời gian xử lý giữa mỗi câu nói, khiến cuộc trò chuyện giữa con người và chatbot trở nên tự nhiên hơn.
Ngoài ra, với công nghệ mới này, người dùng sẽ không phải sử dụng một từ khóa nhất định - thường là tên của chatbot cho mỗi lần phản hồi trong cuộc hội thoại.
Di Li - Giám đốc quản lý XiaoIce.
Di Li - Giám đốc quản lý XiaoIce tại Microsoft chia sẻ rằng, những bước tiến này là một phần trong những cố gắng của Microsoft trong việc xây dựng chatbot thông minh, có thể hiểu được cảm xúc và nhu cầu trí tuệ của con người. Đó là điều cốt lõi trong việc phát triển XiaoIce, Zo và những chatbot xã hội khác của Microsoft trên thế giới, bao gồm Ruuh ở Ấn Độ và Rinna tại Nhật và Indonesia. Những kỹ năng tiến bộ khác của XiaoIce có thể kể đến đó là khả năng dừng một việc đang làm, ví dụ như kể một câu chuyện để làm một việc khác (như mở đèn), và sau đó lại tiếp tục với câu chuyện đang kể dở.
Không giống những trợ lý chuyên dụng cho việc gia tăng hiệu suất như Cortana, các chatbot xã hội của Microsoft được thiết kế để thực hiện nhiều phiên hội thoại dài với người dùng hơn. Những chatbot này có khiếu hài hước, có thể hàn huyên tâm sự, chơi trò chơi, ghi nhớ thông tin cá nhân và tham gia vào một trò đùa, như là một người bạn thực sự.
Li cho rằng, khả năng cảm nhận giọng nói hai chiều là một trong những tiến bộ giúp những cuộc hội thoại thành công hơn: “Chính vì nó rất tự nhiên nên người dùng cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều", Li nói.
Câu trả lời của Siri chắc chắn sẽ khiến người dân ở xứ sở hoa hồng “nóng mặt“.