Ảnh chụp Sao Hỏa từ vệ tinh của Ấn Độ

Sau khi bay vào quỹ đạo của hành tinh đỏ, vệ tinh đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu đã gửi về bức ảnh đầu tiên khá rõ nét của bề mặt Sao Hỏa.

Ấn Độ đã tạo nên lịch sử trong công cuộc nghiên cứu không gian vào hôm thứ tư, đó là Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đưa thành công vệ tinh tự tạo với chi phí thấp của mình Mars Orbiter Mission (MOM) (hoặc gọi là Mangalyaan) vào quỹ đạo xung quanh hành tinh đỏ ngay trong lần phóng đầu tiên.

Ảnh chụp Sao Hỏa từ vệ tinh của Ấn Độ - 1

Vệ tinh Mangalyaan.

Mangalyaan đã truyền về khoảng 10 bức ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa, cho thấy một số miệng núi lửa. Vệ tinh này mang theo 5 thiết bị, trong đó có thiết bị chụp hình ảnh quang phổ nhiệt để vẽ bản đồ bề mặt và đánh giá tiềm năng khoáng sản của sao Hỏa, một thiết bị cảm biến để thăm dò khí metan - dấu hiệu sự sống, và các thành phần khác của khí quyển.

Ảnh chụp Sao Hỏa từ vệ tinh của Ấn Độ - 2

Bức ảnh đầu tiên về bề mặt Sao Hỏa do vệ tinh Mangalyaan gửi về.

Mangalyaan là sản phẩm do Ấn Độ tự nghiên cứu và chế tạo. Vệ tinh có trọng lượng 1.350Kg, được phóng lên tại sân bay vũ trụ Sriharikota vào ngày 5/11 năm ngoái. Kể từ đó, con tàu mang vệ tinh đã di chuyển với tốc độ chóng mặt tới sao Hỏa. Được biết, với tổng chi phí chỉ 74 triệu USD, đây là nhiệm vụ thám hiểm hành tinh rẻ nhất mà thế giới từng thực hiện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Theo ISRO) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN