AI được dùng để dịch văn bản từ 5.000 năm trước
Những ký tự tượng hình có niên đại từ hơn 5 thiên niên kỷ trước đang được các nhà khoa học dùng AI để tìm hiểu ý nghĩa.
Theo SlashGear, với sự nổi tiếng của ChatGPT, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở nên phổ biến và lấn sân vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Nhờ khả năng thọc hỏi, tự vấn và suy luận ý nghĩa, công nghệ này đang trở thành một công cụ tuyệt vời để dịch nghĩa các ngôn ngữ cổ hoặc đã thất truyền.
Một nhóm các nhà khảo cổ học và nhà khoa học máy tính đã tạo ra một chương trình AI với mục đích tìm hiểu về các ngôn ngữ cổ đại. Cụ thể, AI này đang được sử dụng để dịch các phiến đất sét khắc văn bản tiếng Akkadian sử dụng chữ hình nêm, một số trong đó đã xuất hiện từ khoảng thời gian năm 2.500 trước Công nguyên.
Một bản dịch từ ngôn ngữ Akkadian sang tiếng Latinh và tiếng Anh.
Akkadian là một ngôn ngữ được sử dụng ở các vùng của Mesopotamia, một khu vực thuộc Iraq ngày nay. Theo các tác giả của bài báo được xuất bản tại PNAS Nexus, có đến hàng trăm nghìn mảng đất sét, nhưng vì chỉ có một số ít chuyên gia có kiến thức về chữ Akkadian, nên ý nghĩa đằng sau chúng hầu như chưa được khai phá.
Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng AI có thể đạt được độ chính xác đến 97% khi dịch chữ viết hình nêm Akkadian sang tiếng Latinh, nhiệm vụ này tương đối dễ dàng hơn so với việc dịch sang tiếng Anh.
AI hoạt động tốt trong nhiệm vụ dịch những loại văn bản trang trọng, chẳng hạn như sắc lệnh hoàng gia hoặc văn bản do các học giả viết. Tuy nhiên, chương trình lại có xu hướng xung đột với các văn bản dạng văn chương và tạo ra những kết quả dịch không giống với thực tế.
Nhiều người đang hy vọng rằng công nghệ AI sẽ có thể dịch được thêm nhiều ngôn ngữ đã thất truyền khác. Với khả năng học hỏi và thích nghi với sự phức tạp của văn bản cổ đại, nhân loại ngày nay sẽ có thêm nhiều kiến thức mới về thế giới cổ đại.
ChatGPT đã trở thành từ khóa gây chú ý đối với nhiều người trên thế giới.
Nguồn: [Link nguồn]