9 chiêu thức lừa đảo thường thấy trong mùa dịch COVID-19

Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần gửi thông tin cảnh báo qua tin nhắn, Zalo... nhưng số lượng các vụ lừa đảo vẫn không ngừng gia tăng. Làm thế nào để nhận biết và hạn chế thiệt hại?

Phương thức lừa đảo thường thấy là kẻ gian sẽ giả danh cơ quan điều tra, gọi điện cho nạn nhân và thông báo có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền... sau đó yêu cầu đóng phạt để được bỏ qua.

Bên cạnh đó, những kẻ lừa đảo còn tận dụng các phần mềm Fake Webcam để đóng giả công an, gọi video cho nạn nhân, lồng ghép thêm âm thanh, tư liệu... khiến người dùng lo sợ và chuyển tiền. 

Dấu hiệu nhận biết các chiêu trò lừa đảo

- Các số điện thoại gọi đến thường có đầu số +88

- Phần màn hình webcam của các đối tượng lừa đảo thường xuất hiện thêm địa chỉ của các phần mềm Fake Webcam, đơn cử như FakeWebcam.com, ManyCam.com, WebCamMax.com, CyberLink.com, MagicCamera.com…

- Kẻ gian sẽ cắt ghép hình ảnh công an trong tư liệu hoặc phim ảnh, sau đó sử dụng các phần mềm Fake Webcam để gọi điện cho nạn nhân.

- Giả danh điện lực, nước, nhà cung cấp dịch vụ Internet... đe dọa cắt điện, nước và cắt mạng nếu không đóng tiền. 

- Gửi email hoặc tin nhắn (Messenger, Zalo...) có chứa tệp tin đính kèm hoặc các liên kết độc hại, dẫn dụ người dùng truy cập vào các trang web giả mạo để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.

Không nhấp vào các liên kết lạ trong tin nhắn, email... Kể cả khi chúng được gửi từ người thân, bạn bè. Ảnh: TIỂU MINH

Không nhấp vào các liên kết lạ trong tin nhắn, email... Kể cả khi chúng được gửi từ người thân, bạn bè. Ảnh: TIỂU MINH

- Giả dạng nhân viên bệnh viện, mạo nhận đã điều trị COVID-19 cho người thân, bạn bè của bạn và yêu cầu bạn thanh toán.  

- Giả mạo các cơ quan nhà nước, hiệp hội... và kêu gọi chuyển tiền mua vaccine hoặc từ thiện, giúp những người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, sau đó chiếm đoạt tiền và “lặn mất tăm”.

- Giả mạo nhân viên y tế, gọi điện và yêu cầu bạn đóng tiền trước để “giữ chỗ” tiêm vaccine. 

- Lập các trang web giả mạo để bán thiết bị y tế, khẩu trang, nước rửa tay... Tuy nhiên sau khi nhận được tiền của bạn thì sẽ chặn liên lạc và không giao hàng. 

Làm thế nào để hạn chế bị lừa?

- Quy tắc đầu tiên và cơ bản nhất là không cung cấp thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, CMND/CCCD), kể cả khi người đó tự xưng là cơ quan công an, tòa án...

- Không đăng nhập tài khoản Facebook, Gmail, ngân hàng... trên các trang web lạ, kể cả khi trang web đó được gửi từ người thân, bạn bè. Không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack và lợi dụng để phát tán liên kết độc hại.

- Kiểm tra kĩ địa chỉ trang web trước khi đăng nhập.

- Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản ngân hàng, mã OTP cho bất kỳ ai.

- Nếu thông tin ở đầu dây bên kia cung cấp không chính xác, bạn nên ngắt cuộc gọi ngay lập tức. Không nên kéo dài để tránh mất thời gian và thêm hoang mang. 

- Gọi điện cho cơ quan công an tại khu vực mình đang sinh sống để được hỗ trợ, tuyệt đối không làm theo yêu cầu của kẻ gian.

Rào cản nào khiến nhiều học sinh và phụ huynh ”ngán” học trực tuyến?

68% phụ huynh cho biết họ không muốn cho con mình học theo hình thức trực tuyến sau khi đại dịch lắng xuống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN