840 năm trước, bầu trời Trái Đất bùng nổ: Sự thật kinh hoàng
Năm 1181 các nhà thiên văn học cổ đại đã phát hiện thứ gì đó sáng như một hành tinh mới xuất hiện trên bầu trời Trái Đất.
Sự kiện được ghi chép trong nhiều tài liệu của Trung Quốc và Nhật Bản, mô tả một luồng sáng mới trên bầu trời Trái Đất, trông rực rỡ như Sao Thổ. Họ tin rằng đó là một ngôi sao phát nổ và đã đánh dấu gần đúng vị trí của nó trên bầu trời. Các nhà thiên văn Trung Quốc gọi nó là Ngôi Sao Khách.
HÌnh ảnh ngoạn mục chụp bằng tia X về tinh vân Pa 30, tàn tích của siêu tân tinh cổ đại Ngôi Sao Khách - Ảnh: NASA
Giờ đây, câu đố 840 năm vừa được giải đáp thông qua một nghiên cứu quốc tế. Theo giáo sư Albert Zijlistra từ Đại học Manchester (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, vật thể kỳ lạ trên bầu trời năm xưa chính là tinh vân Pa 30, thứ giờ đây chỉ có thể nhìn thấy qua kính thiên văn. Tinh vân Pa 30 được "phát hiện" vào năm 2013, nhưng khi so sánh tuổi và vị trí, họ phát hiện đó chính là Ngôi Sao Khách trong tài liệu cổ Trung Quốc.
Theo Live Science, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Ngôi Sao Khách hay Pa 30 không chỉ là 1, mà là 2 ngôi sao cực kỳ dày đặc đã va chạm nhau bên trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way và phát nổ. Vụ nổ gây ra sự hình thành một ngôi sao siêu nóng mới, ngày nay gọi là sao Parker và một tinh vân - vốn là lớp vỏ khí và bụi đang giãn nỡ - chính là Pa 30.
Vài năm 1181, tinh vân Pa 30, khi đó còn là "siêu tân tinh", tức tàn tích của ngôi sao mới nổ, đã hiện ra rõ ràng trên bầu trời từ ngày 6-8 năm trước đến tận 6-2 năm đó, theo Astrophysical Journal Letters.
Nguồn: [Link nguồn]
(NLĐO)- Sự "nghịch ngợm" của cụm thiên hà MACS J0138 đã bẻ cong, nhân bản ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh cổ đại,...