8 ứng dụng giúp theo dõi bệnh nhân dương tính với COVID-19

Sự kiện: Công nghệ

Nhằm hạn chế lây lan dịch COVID-19, các quốc gia trên thế giới đã thu thập dữ liệu từ những khu vực bị ảnh hưởng và ra mắt ứng dụng riêng để cảnh báo người dân.

1. Việt Nam

Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng Hà Nội Smart City cho điện thoại bằng cách truy cập vào địa chỉ http://bit.ly/hn-smartcity-ios hoặc http://bit.ly/hn-smartcity-android.

Tại màn hình chính, ứng dụng sẽ hiển thị vị trí của các cá nhân đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và những trường hợp liên quan đang được cách ly tập trung, cách ly tại nhà. Khi bấm vào một người bất kỳ, bạn có thể theo dõi lộ trình đi lại của họ trong những ngày vừa qua, từ đó hạn chế đến các khu vực đó.

Theo dõi người bị dương tính với COVID-19. Ảnh: TIỂU MINH

Theo dõi người bị dương tính với COVID-19. Ảnh: TIỂU MINH

Để phản ánh các địa điểm, hàng quán không tuân thủ quyết định tạm dừng kinh doanh hoặc có dấu hiệu tụ tập đông người, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Phản ánh - Góp ý ở góc phải bên dưới (tạo tài khoản miễn phí trước khi thực hiện).

2. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. 

Để hạn chế việc lây lan, Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc đã cho ra mắt ứng dụng Close Contact Detector. Đúng như tên gọi, ứng dụng sẽ hiển thị thông báo nếu bạn đã từng tiếp xúc với những người bị dương tính với COVID-19, đồng thời cảnh báo người dùng không nên đến các khu vực bị ảnh hưởng.

Dựa vào những thông tin thu thập được, bao gồm dữ liệu sinh trắc học, vị trí (thông qua GPS, camera giám sát)... Close Contact Detector còn thông báo cho người dùng nếu họ ở gần một người đã được xác nhận hoặc nghi ngờ dương tính với COVID-19.

3. Singapore

Singapore đã ra mắt ứng dụng TraceTogether với chức năng tương tự như Close Contact Detector của Trung Quốc, tuy nhiên, ứng dụng này không theo dõi vị trí của người dùng.  

TraceTogether sẽ hoạt động bằng cách trao đổi tín hiệu Bluetooth giữa các thiết bị di động để phát hiện những người khác trong khoảng cách gần hai mét.

TraceTogether. Ảnh: TIỂU MINH

TraceTogether. Ảnh: TIỂU MINH

Giải pháp được phát triển bởi Cơ quan Công nghệ Chính phủ Singapore (GovTech) và Bộ y tế. Những hồ sơ này sẽ được mã hóa và lưu trữ cục bộ trên thiết bị của người dùng nên không vi phạm quyền riêng tư.

4. Anh

Tương tự như Singapore, chính phủ Anh đang lên kế hoạch phát hành một ứng dụng theo dõi người dùng bằng công nghệ Bluetooth. Nếu ở gần một người bị dương tính với COVID-19, ứng dụng sẽ tự động cảnh báo. 

Về phần bảo mật, ứng dụng sẽ không gửi dữ liệu vị trí cho chính quyền. Mục đích của ứng dụng là cảnh báo người dùng tránh tiếp xúc với người bị dương tính với COVID-19 và hạn chế sự lây lan của virus ở quốc gia này.

5. Ý

Ý là quốc gia tồi tệ nhất bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 (gây ra dịch COVID-19). Chính phủ Ý đã ra mắt trang web Digital Solidarity, nơi các công ty có thể đăng ký và tình nguyện cung cấp dịch vụ của họ miễn phí hoặc giảm giá một phần trong mùa dịch.  

Nhiều công ty hiện đã cung cấp tin tức, sách điện tử, các dịch vụ giải trí, lưu trữ đám mây miễn phí cho người dùng, đơn cử như Shopify, Cisco, IBM, SkyCarte, 4Books, Amazon Web Services... Các công ty điện thoại di động cũng cung cấp thêm dữ liệu cho người dùng để vượt qua thời điểm khó khăn.

Digital Solidarity. Ảnh: TIỂU MINH

Digital Solidarity. Ảnh: TIỂU MINH

6. Colombia

Tổng thống Colombia Ivan Duque đã công bố CoronApp-Colombia để chống lại sự lây lan của COVID-19. Mục đích chính của ứng dụng là ngăn chặn thông tin sai lệch và tin tức giả mạo xung quanh tình hình dịch bệnh ở nước này.

Ứng dụng còn cho phép người dùng tự khai báo thông tin y tế và tình trạng sức khỏe. CoronApp-Colombia hiện đang được cung cấp miễn phí trên Google Play và App Store.

CoronApp-Colombia. Ảnh: TIỂU MINH

CoronApp-Colombia. Ảnh: TIỂU MINH

7. Israel 

Bộ Y tế Israel đã phát hành một ứng dụng có tên Hamagen, tự động thông báo nếu người dùng đã tiếp xúc với người bệnh hoặc đã đến khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này có thể ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh và bảo vệ những người xung quanh.

Ứng dụng thu thập thông tin GPS và SSID (mạng Wi-Fi) trên điện thoại của người dùng suốt cả ngày. Bộ Y tế cũng thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn bệnh nhân về những nơi mà họ đã từng đi đến trong hai tuần qua. Hamagen sau đó theo dõi các chuyển động của người dùng và so sánh thông tin với dữ liệu của Bộ Y tế.

Hamagen. Ảnh: TIỂU MINH

Hamagen. Ảnh: TIỂU MINH

8. Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ đã tạo ra một kênh Telegram để chống lại đại dịch COVID-19. Bất cứ ai cũng có thể tham gia kênh Telegram và họ sẽ được cung cấp tin tức, video và những thông tin chính thống mới nhất về tình hình dịch bệnh. Tất nhiên, sẽ không thể nào thiếu được những biện pháp phòng ngừa COVID-19.

Telegram của chính phủ Ấn Độ. Ảnh: TIỂU MINH

Telegram của chính phủ Ấn Độ. Ảnh: TIỂU MINH

Ứng dụng NCOVI được tải hơn 3,85 triệu lượt, bổ sung 2 tính năng mới

Hai tính năng mới của ứng dụng NCOVI là “Mở rộng bản đồ“ và “Khai báo tiếp xúc“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN