7 trong số 10 bài viết trên Facebook là giả mạo
Theo Health Feedback, 7 trong số 10 bài viết về sức khỏe được chia sẻ trên Facebook thường có nội dung sai lệch hoặc không chính xác.
Facebook đang là nền tảng mạng xã hội có lượng người sử dụng đông nhất hiện nay, cho phép chúng ta kết nối, chia sẻ, trò chuyện với bạn bè, người thân. Ngoài ra, người dùng còn có thể tận dụng Facebook để bán hàng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu,… Tuy nhiên, vấn đề nào cũng luôn có hai mặt, và tin giả là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất hiện nay khi sử dụng Facebook.
Theo trang Health Feedback, 7 trong số 10 bài đăng về sức khỏe được chia sẻ trên Facebook thường có nội dung không chính xác hoặc dễ gây hiểu lầm. Cụ thể, những câu chuyện với thông tin sai lệch đã được chia sẻ 12,3 triệu lần, trong khi đó những bài viết có nguồn gốc chính xác chỉ được chia sẻ 11 triệu lần.
Có thể thấy, tin giả đang ngày càng hoành hành và chiếm phần lớn lượng thông tin trên Facebook. Phần lớn những bài viết về sức khỏe thường liên quan đến cách điều trị bệnh, thực phẩm, dinh dưỡng, tiêm chủng và những phong trào chống vắc-xin.
Trước đó không lâu, Facebook đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tin tức giả mạo, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu vào các câu chuyện liên quan đến chính trị. Có lẽ đã đến lúc Facebook nên chú ý hơn đến các tin tức về sức khỏe, bởi nó không chỉ gây hiểu lầm đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Mạng xã hội Facebook hiện đã 15 tuổi và CEO Mark Zuckerberg đang là tâm điểm của sự chú ý.