7 lưu ý cho người hay mua sắm trực tuyến trong đại dịch COVID-19

Sự kiện: Internet

Ciệc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối với mỗi người tiêu dùng.

Theo dữ liệu thu thập từ khảo sát tại Hoa Kỳ, doanh thu thương mại điện tử năm 2020 tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 188,2 tỷ USD. Con số này một phần bắt nguồn từ việc người tiêu dùng phải ở nhà và mua sắm qua mạng do yêu cầu về giãn cách trong đại dịch.

Một thống kê khác tại Hoa Kỳ cho thấy, 70% người được khảo sát mua sắm qua mạng nhiều hơn trước đại dịch, trong đó có 36% mua sắm qua mạng nhiều hơn rất nhiều. Tại châu Âu, một khảo sát cho thấy người dân mua sắm qua mạng nhiều hơn vào năm 2020, đặc biệt là tại những nước bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch như Tây Ban Nha, Bỉ và Ý.

Cũng theo khảo sát này, số lượng người mua sắm qua mạng nhiều hơn do đại dịch tăng nhiều nhất ở những nước trước đây ít mua sắm qua mạng. Tại Việt Nam, theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỉ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020.

Tỉ lệ người dùng internet mua sắm trực tuyến tăng trong năm 2020 so với năm 2019.

Tỉ lệ người dùng internet mua sắm trực tuyến tăng trong năm 2020 so với năm 2019.

Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối với mỗi người tiêu dùng. Trong quá trình này, người tiêu dùng có thể tham khảo một số khuyến nghị sau của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương).

7 lưu ý cho người dùng internet khi mua sắm trực tuyến:

- Ưu tiên mua hàng từ những trang TMĐT uy tín, có đăng ký/thông báo tới Bộ Công thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng xã hội, lựa chọn những tài khoản uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài.

- Chỉ thực hiện các giao dịch khi bản thân/gia đình thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm: Xác định các nhu cầu cơ bản và quan trọng trong lúc áp dụng giãn cách/phong tỏa và đặt ra mục tiêu chỉ mua sắm để đáp ứng những nhu cầu đó.

- Cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hàng hóa cần mua cũng như số lượng hàng hóa, tránh tình trạng mua hàng không thực sự cần thiết và mua với số lượng quá nhiều.

- Ưu tiên mua những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản trong đại dịch như: Nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo phục vụ nhu cầu hàng ngày… Tránh mua những sản phẩm chưa sử dụng được trong thời điểm này như: Trang phục dự tiệc/trang phục dành cho đi du lịch, đồ dã ngoại, thiết bị điện tử dùng cho những dịp đặc biệt,…

- Khi nhận hàng: Đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với đơn hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà mình không đặt cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua.

- Tránh mua hàng qua mạng khi thể trạng và tinh thần mệt mỏi. Tình trạng này có thể dẫn tới việc không so sánh giá cả/so sánh các nhà bán hàng, mua sắm để thỏa mãn nhu cầu lúc đó (mua rất nhiều đồ ăn trong lúc đói dẫn tới tình trạng không thể tiêu thụ hết đồ ăn) hoặc đơn giản là chỉ muốn mua sắm để tâm trạng tốt lên.

- Dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết rõ nhà mình đã có những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh tình trạng mua sắm theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi ích của thương mại điện tử.

4 NÊN và 6 KHÔNG NÊN để tránh bị lừa đảo khi giao dịch tài chính qua mạng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã lưu ý người tiêu dùng một số nội dung khi thực hiện các giao dịch tài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN