6 ứng dụng phổ biến nhưng độc hại, phải xóa ngay khỏi smartphone

Đó là các ứng dụng dọn dẹp "dế yêu" hay trình duyệt web lạ, phần mềm diệt virus.

Các ứng dụng Android được liệt kê ở đây là cực kỳ phổ biến, nhưng chúng lại ảnh hưởng đến bảo mật và quyền riêng tư của chủ nhân smartphone.

Trên smartphone của người dùng có thể đang chứa ứng dụng độc hại. (Ảnh minh họa)

Trên smartphone của người dùng có thể đang chứa ứng dụng độc hại. (Ảnh minh họa)

QuickPic Gallery

QuickPic đã từng là một ứng dụng thư viện thân thiện và dễ sử dụng, tuy nhiên, sau khi được mua lại bởi công ty Cheetah Mobile (Trung Quốc), ứng dụng đã không còn an toàn. 

Theo các nhà nghiên cứu, QuickPic bị phát hiện đã âm thầm tải dữ liệu người dùng lên máy chủ riêng.

Ứng dụng bị xóa hoàn toàn khỏi Google Play vào cuối năm 2018 nhưng nó đã quay trở lại vào năm 2019. Hiện tại có hàng trăm phiên bản QuickPic tồn tại, và thật khó để phân biệt được đâu là bản gốc. 

Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn không nên cài đặt bất kỳ ứng dụng nào trong số đó. Thay vào đó, người dùng có thể lựa chọn các ứng dụng thư viện khác dành cho Android, đơn cử như Files (Google).

DU Battery Saver & Fast Charge

DU Battery Saver & Fast Charge có lượt tải xuống khủng khiếp và hơn 7,6 triệu đánh giá 5 sao. Tuy nhiên, thực chất DU Battery Saver & Fast Charge không có khả năng tăng tốc sạc nhanh và tiết kiệm pin. 

Về cơ bản, sau khi người dùng cài đặt, ứng dụng sẽ bắt đầu hiển thị quảng cáo trên màn hình và thanh thông báo, tất cả những biểu đồ tốc độ lạ mắt và hình ảnh động thú vị đều là giả.

ng dụng đã bị xóa khỏi Google Play vào tháng 4 năm 2019 do một phần của vụ bê bối gian lận nhấp chuột. Nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy tệp tin APK của ứng dụng trên các trang web của bên thứ ba, và hàng triệu người vẫn đang sử dụng ứng dụng trên các thiết bị cũ. 

Nếu thực sự quan tâm đến số liệu thống kê về pin của điện thoại, bạn nên sử dụng GSM Battery Monitor. Để tiết kiệm pin, hãy thử ứng dụng Greenify đã nói ở trên.

Clean Master

Ứng dụng được phát triển bởi Cheetah Mobile, một công ty nổi tiếng với việc phân phối quảng cáo, bloatware và gian lận nhấp chuột. Trước khi bị xóa vào năm 2019, Clean Master có hơn 600 triệu người dùng và 26 triệu đánh giá 5 sao.

Lý do thứ hai bạn nên xóa Clean Master khỏi điện thoại là ứng dụng không có khả năng tiết kiệm RAM như quảng cáo.

UC Browser

Đây là ứng dụng trình duyệt trên Android phổ biến nhất ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy trình duyệt đã gửi các truy vấn tìm kiếm của người dùng, số IMEI, ID Android… của người dùng (không mã hóa) tới Umeng (một công cụ phân tích của Alibaba). 

Thay vào đó, người dùng nên sử dụng trình duyệt Chrome, Firefox… hoặc DuckDuckGo nếu quan tâm đến quyền riêng tư.

CLEANit

Ứng dụng dọn dẹp tệp tin rác CLEANit đã được cài đặt 10 triệu lần và có 85% đánh giá 4 sao hoặc 5 sao. Tuy nhiên, những tính năng mà ứng dụng quảng cáo hầu hết đều gây hại cho điện thoại. Ví dụ, việc xóa bộ nhớ cache, xóa RAM… chỉ khiến điện thoại tốn nhiều pin hơn để mở lại các ứng dụng. 

Nếu muốn tối ưu hóa hiệu suất và thời lượng sử dụng điện thoại, Greenify sẽ là lựa chọn thích hợp.

Khi tải về hoàn tất, bạn hãy mở ứng dụng Greenify, bấm vào biểu tượng dấu cộng ở góc trên bên phải, chọn các ứng dụng cần “đóng băng” (ít sử dụng). Tiếp theo, người dùng chỉ cần nhấn vào dấu check để xác nhận.

Mặc định, những ứng dụng đã chọn sẽ tự động “đóng băng” trong vài phút, nếu muốn thực hiện việc này ngay lập tức, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Zzz.

Các ứng dụng chống virus

Hầu hết các ứng dụng chống virus trên Android đều không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn đã root điện thoại và thường xuyên cài đặt ứng dụng từ các nguồn của bên thứ ba (nghĩa là không phải từ Google Play) thì các ứng dụng chống virus rất đáng để xem xét.

Để tránh bị lây nhiễm phần mềm độc hại, bạn nên kích hoạt tính năng Play Protect bằng cách mở ứng dụng Google Play, bấm vào ảnh đại diện ở góc trên bên phải và chọn Play Protect, đồng thời hạn chế cài đặt ứng dụng từ các trang web của bên thứ ba.

Từ vụ hack Binance, phát hiện lỗ hổng ”chết người” trên nhiều nền tảng blockchain

Verichains đã phát hiện ra lỗ hổng này vào tháng 10 năm ngoái khi hỗ trợ Binance khắc phục sự cố tấn công cầu nối BNB Chain.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An An (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN