6 clip phơi bày mặt trái trên MXH, sẽ khiến nhiều người thức tỉnh
Công kích người khác trên mạng xã hội, cảm thấy khó chịu khi người khác có cuộc sống thành công hơn mình,... là một số trong rất nhiều tình huống đang xảy ra trên mạng xã hội.
Thông tin trên mạng xã hội ngày nay cực đa dạng với cả nội dung tích cực lẫn tiêu cực.
Theo ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VCDA), bắt nạt trực tuyến hay còn gọi là hành vi bắt nạt khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại của toàn xã hội. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng đến người dùng trên môi trường Internet, mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tinh thần trong thế giới thực.
Còn ông Nguyễn Thành Hưng - Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thì cho biết, tại Việt Nam, người dùng Internet mỗi ngày tiếp nhận và chia sẻ hàng trăm thông tin trên các nền tảng trực tuyến. Điều này đòi hỏi tổ chức, doanh nghiệp liên quan phải có trách nhiệm xây dựng và phát triển chính sách kiểm duyệt phù hợp để kịp thời ngăn chặn nội dung và hành vi tiêu cực trên nền tảng.
Trước thực trạng đó, TikTok vừa chính thức công bố chiến dịch toàn cầu #CreateKindness nhằm nâng cao nhận thức về nạn bắt nạt trực tuyến và khuyến khích sự tử tế trong cộng đồng. Với thông điệp "Create Kindness" (Tạm dịch: Lan tỏa sự tử tế), chiến dịch tiếp tục là sáng kiến góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, văn minh.
Chiến dịch #CreateKindness đang diễn ra trên TikTok toàn cầu.
Cụ thể, TikTok còn hợp tác với 6 nhà sáng tạo, đồng thời là nghệ sĩ hoạt hình để thực hiện chuỗi 6 clip chia sẻ trải nghiệm thực tế của họ khi sử dụng nền tảng trực tuyến. Thông qua chuỗi clip này, các nhà sáng tạo chia sẻ những góc nhìn của mình về cách chống lại hành vi bắt nạt cũng như lột tả hậu quả mà hành vi bắt nạt, nhắc nhở cộng đồng cần chung tay để ngăn chặn hành vi này.
Trong đó:
- "Ngăn chặn bắt nạt" được thực hiện bởi @milkymichii, nói về cách cô ấy giải quyết vấn đề khi nhận ra video của mình bị duet một cách thiếu tôn trọng.
"Tại sao bạn lại..." cho thấy sự đấu tranh nội tâm của @recokh khi xuất hiện ý định đối xử không tử tế với người khác và cách anh ấy loại bỏ suy nghĩ này.
- "Những comment tôi luôn giữ trong lòng" do @kellyemmrich thực hiện, chia sẻ cách vượt qua những bình luận tiêu cực bằng cách tập trung vào những điều tốt đẹp và hướng về cộng đồng luôn ủng hộ, khích lệ cô.
- "Bỏ đi chỗ khác" là @amyrightmeow đưa lời khuyên khi phải đối mặt với những người cố tình bóp méo suy nghĩ của mình.
- "Sức mạnh của ngôn từ" của @rosie.gif nhấn mạnh rằng một từ ngữ, một thái độ không thân thiện cũng có thể là tiền đề của hành vi bắt nạt và kêu gọi mọi người suy nghĩ cẩn trọng trước khi đăng tải nội dung.
- "Những gì chúng ta không nhìn thấy" của @king.science thì khuyến khích mọi người đối xử với người khác bằng sự quan tâm và đồng cảm.
Xem 6 clip phơi bày mặt trái trên mạng xã hội và hướng dẫn chúng ta cách ứng xử văn minh.
Bằng cách ứng dụng đồ họa hoạt hình, giọng nói ấn tượng và việc tiết lộ bản thân vào cuối video, những nhà sáng tạo này đã gửi đến cộng đồng thông điệp: Đằng sau mỗi tài khoản là một con người thật, và họ xứng đáng được tôn trọng và đối xử tử tế.
Trước đó, TikTok đã cho ra đời nhiều chiến dịch ý nghĩa như #thinkb4youdo (khuyến khích cộng đồng suy nghĩ trước khi thực hiện hành động nguy hiểm) hay #vudieuruatay (giúp mọi người ghi nhớ 6 bước rửa tay phòng dịch COVID-19 từng gây ấn tượng mạnh cho cộng đồng trong nước và quốc tế),..
Trong năm vừa qua, nội dung về sự tử tế và quan tâm khá thu hút cộng đồng TikTok. Những video sử dụng hashtag liên quan đến sự tử tế như #love, #kindness đã thu hút hơn 400 tỉ lượt xem và tạo ra gần 50 tỉ video sáng tạo trên toàn cầu. Tại Việt Nam, người dùng cũng sử dụng nhiều hashtag liên quan như #giupdo (giúp đỡ), #tuthien (từ thiện) và #thiennguyen (thiện nguyện) thu hút hơn 170 triệu lượt xem.
Bên cạnh đó, sticker trái tim và các hiệu ứng sáng tạo cũng là nhóm tính năng được sử dụng phổ biến trên TikTok. Chỉ trong năm 2020 đã có hơn 2 tỉ video trên toàn thế giới sử dụng những tính năng này. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 10 nước sử dụng nhãn dán trái tim nhiều nhất với hơn 150 triệu lượt sử dụng và hơn 380 triệu lượt thả tim trên nền tảng TikTok.
Nguồn: [Link nguồn]
Ninh Dương Lan Ngọc trở thành tiêu điểm tìm kiếm trên Google sau khi tung một clip mới.