5G giúp người nông dân có thể livestream bán hàng trực tuyến
Theo Gartner, số lượng tấn công mạng trong năm 2020 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2019, 61% các giám đốc công nghệ cho biết sẽ tăng cường đầu tư vào mạng và bảo mật thông tin.
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng (Vietnam Security Summit 2021) do Cục ATTT (Bộ TT&TT) và IEC Group phối hợp tổ chức diễn ra trong hai ngày 27 và 28-10 theo hình thức trực tuyến. Với chủ đề “Bảo đảm an toàn không gian mạng trong kỷ nguyên số: Thách thức và lời giải”, sự kiện sẽ tiếp tục là diễn đàn uy tín giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các rủi ro an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Sam Cheng Qingjun - Giám đốc quan hệ công chúng của Huawei, cho rằng: “Đại dịch đã tác động đến tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp và dịch vụ bị gián đoạn do mọi người phải làm việc từ xa".
“Tháng 3 năm 2020, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ 5G, thúc đẩy các kịch bản ứng dụng như 5G + VR để hỗ trợ phát triển nền kinh tế truyền hình trực tiếp (livestream), đặc biệt là hỗ trợ người nông dân có thể bán hàng trực tuyến và livestream trên các nền tảng thương mại điện tử”, ông Sam chia sẻ.
Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đại dịch là một trong những rủi ro hàng đầu mà nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt và nó sẽ tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Ngành ICT đóng vai trò lớn trong việc giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, góp phần thúc đầy nền kinh tế số. Tuy nhiên, những rủi ro về bảo mật là vấn đề đáng lo ngại hiện nay.
Năm 2020 cả thế giới chứng kiến các lỗ hổng bảo mật và các cuộc tấn công mạng đạt mức cao mới về số lượng và quy mô. Các sự cố về mã độc tiền chuộc và rò rỉ dữ liệu liên tục xuất hiện.
Theo Gartner, số lượng tấn công mạng trong năm 2020 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2019, 61% các giám đốc công nghệ cho biết sẽ tăng cường đầu tư vào mạng và bảo mật thông tin.
Trên toàn cầu, các tổ chức uy tín, trong đó có ITU, 3GPP, GSMA đang tích cực thúc đẩy việc phát triển các tiêu chuẩn an ninh mạng. Hai tổ chức GSMA và 3GPP đã cùng đề xuất Chương trình Đảm bảo An ninh Thiết bị Mạng (NESAS), cung cấp một đường cơ sở thống nhất để đánh giá bảo mật cho thiết bị mạng.
Nguồn: [Link nguồn]
Kể từ ngày 1/7/2022, mạng 5G của MobiFone, VinaPhone và Viettel phải đạt các tiêu chuẩn về tốc độ tải xuống (download), tải...