5 ứng dụng học online miễn phí và phổ biến nhất hiện nay, trường bạn sử dụng phần mềm nào?
Bên cạnh phần mềm Zoom Cloud meeting quen thuộc, còn có những ứng dụng học online miễn phí và tiện dụng này, mời bạn tham khảo!
Microsoft Teams
Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường học phải tạm thời đóng cửa, để giúp học sinh, sinh viên nắm vững kiến thức, thầy trò có thể dạy và học từ xa cũng như trao đổi sách vở, bài giảng, giao bài tập và chấm điểm… thì phần mềm Microsoft Teams sẽ là phần mềm dạy học trực trực tuyến miễn phí phù hợp nhất dành cho thầy cô, nhà trường.
Microsoft Teams là một hệ thống cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Dịch vụ tích hợp với bộ Office 365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ Microsoft Office và Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp với các sản phẩm không phải của Microsoft.
Ứng dụng này không chỉ hỗ trợ cho học sinh trong quá trình tìm lại kiến thức mà còn giúp ích cho giáo viên, giảm thiểu tài liệu, bài soạn, giúp việc giảng dạy trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp nhà trường dễ dàng quản lý.
Khi giáo viên sử dụng Microsoft Team có thể giúp số hóa tài liệu, thiết kế bài giảng điện tử, giúp chuẩn bị tài liệu… Ngoài ra còn hỗ trợ theo dõi, điểm danh học sinh. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự theo dõi bài giảng và làm bài trực tuyến, theo dõi kết quả học tập, livestream, chat trực tiếp với giáo viên trong thời gian học online. Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ học sinh nghe và xem lại bài giảng trước đó.
Hangouts meet
Tính năng của Hangouts cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi miễn phí. Người dùng có thể kết hợp cuộc gọi video, gọi nhóm... vì vậy đây có thể coi là một trong những công cụ hỗ trợ cho quá trình học tập trực tuyến hiệu quả, đơn giản nhất trong thời điểm dịch hiện tại.
Cách thức sử dụng Hangouts khá đơn giản. Giáo viên sẽ là người tạo cuộc họp trực tuyến và mời học sinh vào tham gia nhóm bằng cách gửi đường dẫn. Từ đó hỗ trợ giảng dạy, kết nối giữa học sinh với giáo viên.
Workplace Facebook
Workplace Facebook là một phần mềm miễn phí, được ra đời với mục đích duy trì kết nối giữa các thành viên trong một nhóm. Nó cung cấp các tính năng giống như Facebook Groups hay Facebook Messenger, Workplace là giải pháp hỗ trợ dạy học trực tuyến vô cùng hiệu quả.
Workplace được tích hợp những tính năng tốt nhất của Facebook như News Feed, chia sẻ nhóm, Live, Reaction, search, thực hiện các cuộc trò chuyện... Đồng nghĩa với việc các giáo viên có thể livestream để giảng bài. Bên cạnh đó ứng dụng còn hỗ trợ hiển thị lượng người tham gia, theo dõi.
Workplace thực chất không phải là một dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên đối với các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục… bạn sẽ được sử dụng miễn phí. Hoặc nhà trường, giáo viên có thể dùng thử miễn phí 3 tháng và trả 1-3 USD/tháng (khoảng 23K - 70K) nếu có khoảng 1000 thành viên - 10.000 thành viên.
Google Classroom
Google Classroom là dịch vụ miễn phí dành cho các trường học, tổ chức phi lợi nhuận và bất kỳ ai có tài khoản Google cá nhân.
Một điểm nổi trội của ứng dụng này là giáo viên và học sinh đều có thể lưu trữ các tài liệu, hình ảnh, video, các bài học trên chính Google Drive cá nhân, thay vì phải tạo thêm những tài khoản khác hay phải tải về máy.
Dù có nhiều thuận tiện, đôi lúc Google Classroom vẫn chịu những đánh giá 1 sao trên CH Play hay App Store vì những lỗi kết nối hay khó đính kèm các file vào bài giảng…
TeamLink
Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả được thiết kế cho các hội nghị trực tuyến. Do không giới hạn thời gian online hay cho phép số người tham gia lên tới 300 người, phần mềm nhận được nhiều đánh giá tốt khi dùng cho dạy học từ xa. Hiện tại, TeamLink cũng hỗ trợ Windows, Mac và iOS.
Một số người dùng góp ý TeamLink cần cải tiến chức năng camera rõ hơn, có thể phóng to nét hơn…
Sáng 6/9, ngay khi nắm được thông tin các trường bị nghẽn mạng khi dạy học trực tuyến, Sở GD&ĐT TP.HCM đã trao đổi với Công viên phần mềm Quang Trung, nâng cấp dữ liệu đường truyền lên 50%
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục làm việc với Sở Thông tin & Truyền thông để nâng cấp đường truyền. Hiện nay mỗi trường học đều có hai đường truyền khác nhau, nên nếu một đường truyền gặp sự cố, sẽ có đường truyền còn lại.
Lưu lượng sử dụng các hệ thống truyền hình trực tuyến như Microsoft Teams, Google Meet, Zoom,... đã tăng gấp 4 lần so với...
Nguồn: [Link nguồn]