47 "đầm lầy lầy rùng mình": Manh mối về sinh vật ngoài hành tinh đã chết

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Những "dòng chảy địa ngục" vừa được xác định bên dưới hành tinh được cho là từng có sự sống nhưng đã tuyệt chủng.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho thấy những đầm lầy magma trong lớp phủ Sao Hỏa có thể là nguyên nhân gây ra động đất - hiện tượng từng khiến giới khoa học giật mình khi nghiên cứu về hành tinh tưởng rằng đã "chết".

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã xác định 47 điểm tập trung các xung động địa chấn nhỏ trên Sao Hỏa chưa từng được ghi nhận trước đây.

Giải thích được tận gốc các xung động địa chấn kỳ lạ trên Sao Hỏa có thể giúp các nhà khoa học tiến gần đến sự kiện mất từ quyển đánh dấu đại tuyệt chủng của các sinh vật ngoài hành tinh - Ảnh: NASA

Giải thích được tận gốc các xung động địa chấn kỳ lạ trên Sao Hỏa có thể giúp các nhà khoa học tiến gần đến sự kiện mất từ quyển đánh dấu đại tuyệt chủng của các sinh vật ngoài hành tinh - Ảnh: NASA

Điều tạo nên chúng không phải là hoạt động kiến tạo như nghi ngờ trước đó, mà là do một hình thức hoạt động núi lửa, sự đối lưu của các đầm lầy magma (đá nóng chảy) ngầm bên dưới. Nói cách khác, lớp phủ của hành tinh đỏ không hề yên tĩnh.

Điều này tạo nên một sự khó hiểu khác: Nếu lớp phủ của Sao Hỏa vẫn còn những hoạt động sôi động từ các "dòng chảy địa ngục", thì phải có một nguyên nhân khác khiến hành tinh mất đi từ trường - thường được tạo nên bởi một chuỗi chặt chẽ những hoạt động trong lõi hành tinh và cả trong lớp phủ của nó.

Chính sự sôi động tương tự ở Trái Đất, trong thế giới ngầm bên dưới chân chúng ta, đã giúp hành tinh có từ quyển. Và chính nhờ có từ quyển, sự sống trên Trái Đất mới có cơ hội thoát khỏi các bức xạ độc hại từ vũ trụ để ra đời, tồn tại và phát triển.

"Nếu sự đối lưu vẫn đang xảy ra, dựa trên những phát hiện của chúng tôi, thì phải có một cơ chế khác đang ngăn cản từ trường phát triển trên Sao Hỏa" - Giáo sư Hrvoje Tkalcic từ Trường Nghiên cứu Khoa học Trái Đất ANU, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.

Phát hiện này là một bước tiến lớn trong phương pháp loại trừ mà các nhà khoa học thế giới đang nhắm vào để tìm ra bằng cách nào và khi nào Sao Hỏa mất từ trường, từ đó tiến gần hơn thế giới sinh vật ngoài hành tinh hiện hữu không xa chúng ta.

Bởi lẽ hiện tượng mất từ trường rất có thể là dấu mốc đánh dấu cái chết của các sinh vật ngoài hành tinh - vì các nhà khoa học, đặc biệt là NASA, luôn tin rằng Sao Hỏa đã từng có sự sống rồi tuyệt chủng.

Phát hiện ra hành tinh 'siêu Trái đất' có thể tồn tại sự sống

Các nhà khoa học vừa phát hiện một hành tinh đặc biệt được gọi là "bản sao phóng to của Trái đất" ở khá gần chúng ta và được kỳ vọng có thể nuôi dưỡng sự sống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN