4 "ông trùm" công nghệ đang bị điều tra ngược từ hơn 10 năm trước

Nhà Trắng đã yêu cầu 4 hãng công nghệ lớn: Apple, Google, Facebook và Amazon cung cấp tài liệu để điều tra về chống độc quyền.

Trước đó, vào tháng 7, đã có báo cáo tuyên bố rằng các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Google, Facebook và Amazon đang bị Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) điều tra về các vi phạm chống độc quyền. Sự thật là các công ty này đang trở nên lớn mạnh và có thể đến thống trị các phân khúc của ngành công nghệ bao gồm tìm kiếm (Google), mạng xã hội (Facebook) và bán lẻ (Amazon).

4 "ông lớn" công nghệ có sức thao túng thị trường.

4 "ông lớn" công nghệ có sức thao túng thị trường.

Hôm 13/09 vừa qua, nguồn tin Reuters đã chính thức đưa ra báo cáo: Hạ viện Mỹ đã bắt đầu cuộc điều tra riêng của mình, yêu cầu các Giám đốc điều hành của các công ty công nghệ hàng đầu và các công ty khác bàn giao hồ sơ tài chính. Thêm nữa, các nhà quản lý này cũng được yêu cầu cung cấp các email nội bộ về việc mua lại và các hoạt động quan trọng khác có lịch sử hơn mười năm, bao gồm CEO Tim Cook của Apple; Giám đốc điều hành Amazon - Jeff Bezos; Larry Page - CEO của Google và Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg.

Giám đốc điều hành từ cả bốn công ty đã làm chứng trước tiểu ban chống độc quyền của Nhà Trắng vào tháng Bảy. Báo cáo cũng chỉ ra rằng Nhà Trắng đang “soi” lại vụ mua lại YouTube năm 2006 của Google, việc mua Android một năm trước đó và các giao dịch liên quan tới DoubleClick và AdMob của Google. Các thương vụ mua lại được thực hiện bởi Amazon hay các giao dịch mua Instagram và WhatsApp của Facebook cũng được đưa vào tầm ngắm.

Google đã bị Ủy ban châu Âu phạt 5 tỷ USD vào năm ngoái vì vi phạm luật chống độc quyền

Apple đang bị điều tra do đặt ra “thuế Apple”, lấy 30% doanh thu của các ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng App Store. Theo các nguyên đơn trong vụ kiện tập thể chống lại Apple năm 2011, "Thuế Apple" đã khiến người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho các ứng dụng. Do Apple không cho phép người dùng iOS tải ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba (như Google trên Android), các nguyên đơn cho rằng hành vi đó là chống cạnh tranh và buộc họ phải trả giá cao hơn cho các ứng dụng và trò chơi.

Nhà Trắng đang có những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn tình trạng độc quyền của các công ty lớn.

Nhà Trắng đang có những biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn tình trạng độc quyền của các công ty lớn.

Vào tháng 5 năm ngoái, Tòa án Tối cao Mỹ đã đưa ra phán quyết rằng vụ kiện có thể tiếp tục xét xử vì đa số coi Apple là nhà phân phối ứng dụng và trò chơi cho người dùng iOS chứ không phải là "trung gian" như Apple tuyên bố. Điều này cũng tương tự như khiếu nại gửi đến ủy ban cạnh tranh EU của hãng phát nhạc Spotify.

“Táo Cắn Dở” ngay lập tức đã phản ứng bằng cách tuyên bố rằng hãng chỉ giảm 15% cho hơn 100.000 người dùng cao cấp của Spotify. Đầu tiên, công ty lưu ý rằng trong năm đầu tiên, các lượt đăng ký được thanh toán thông qua hệ thống thanh toán trong ứng dụng (iAP) sẽ được giảm từ 30% xuống 15%. Sau năm 2016, các thành viên Spotify không còn được phép nâng cấp từ dịch vụ hỗ trợ quảng cáo miễn phí lên thuê bao trả phí thông qua App Store, khiến số lượng người đăng ký Spotify bị ảnh hưởng.

Tất cả các hoạt động từ hơn 10 năm trước của 4 hãng sẽ bị "moi" lại.

Tất cả các hoạt động từ hơn 10 năm trước của 4 hãng sẽ bị "moi" lại.

Ông Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện khẳng định: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số tập đoàn đã nắm bắt một phần lớn của thương mại và truyền thông trực tuyến. Thông tin này là chìa khóa để xác định liệu hành vi chống cạnh tranh có xảy ra hay không, liệu các cơ quan thực thi chống độc quyền của chúng tôi có nên điều tra các vấn đề cụ thể hay không, luật chống độc quyền có cần cải thiện để thúc đẩy cạnh tranh tốt hơn trên thị trường kỹ thuật số hay không."

Nhà Trắng sẽ tìm kiếm thông tin từ bốn Giám đốc điều hành này và các công ty có liên quan đến thị phần của công ty họ cũng như các “đối thủ” kinh doanh khác. Đồng thời, DOJ cũng sẽ tìm kiếm xem đâu là những khách hàng lớn nhất của công ty công nghệ cho một số sản phẩm nhất định.

Người dùng đã được quyền tùy chọn trình duyệt theo sở thích.

Người dùng đã được quyền tùy chọn trình duyệt theo sở thích.

Tuy nhiên, cuộc điều tra dường như liên quan nhiều hơn đến các vụ mua lại trong quá khứ của Google (đã bị Ủy ban châu Âu phạt 5 tỷ USD vào năm ngoái vì vi phạm luật chống độc quyền, buộc các nhà sản xuất điện thoại Android sử dụng Google Search và Trình duyệt Chrome trên thiết bị cầm tay). Ngoài ra, Google còn bị phát hiện đã trả tiền cho các nhà sản xuất để cài đặt Google Tìm kiếm trên thiết bị của họ. Ngoài tiền phạt, Google buộc phải đưa ra một tùy chỉnh trên thiết bị cầm tay Android, cung cấp cho người dùng lựa chọn trình duyệt và công cụ tìm kiếm khác thay vì bắt buộc chọn Chrome và Google.

Trong thời gian tới, có vẻ như Nhà Trắng sẽ còn quan tâm nhiều hơn đến sự thống trị về cả quy mô và thị phần của 4 “gã khổng lồ” công nghệ. Hành vi độc quyền khác có thể được DOJ hoặc các cơ quan khác điều tra riêng.

iPhone 6s và 6s Plus: Lựa chọn tốt cho người thích “táo khuyết”

Người dùng thường phân vân rất nhiều trong việc chọn mua giữa iPhone 6s và 6s Plus với câu hỏi bất hủ: “Nên chọn màn hình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
Apple Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN