4 lý do vì sao không nên sử dụng phần mềm bẻ khóa

Sự kiện: Công nghệ

Việc sử dụng phần mềm bẻ khóa (crack) sẽ khiến người dùng đối mặt với nguy cơ bị tấn công và rò rỉ dữ liệu.

1. Dễ bị nhiễm phần mềm độc hại

Theo một báo cáo của Công ty bảo mật Cybereason, ước tính có hơn 500.000 máy tính đã bị nhiễm phần mềm độc hại sau khi cài đặt một ứng dụng bất hợp pháp. Có hai phần mềm độc hại được mô tả trong báo cáo là Azorult Infostealer và Predator the Thief.

Predator the Thief sẽ đánh cắp các thông tin bao gồm mật khẩu trên trình duyệt và ví tiền điện tử. Tương tự, phần mềm độc hại Azorult Infostealer cũng đánh cắp thông tin, chẳng hạn như lịch sử duyệt web, tên người dùng và mật khẩu, cookie và thông tin về tiền điện tử.

Sử dụng phần mềm lậu dễ dính phần mềm độc hại. Ảnh: Internet

Sử dụng phần mềm lậu dễ dính phần mềm độc hại. Ảnh: Internet

2. Bị chuyển hướng đến các trang web độc hại

Khi muốn tải phần mềm bẻ khóa, bạn phải truy cập vào các trang web cung cấp phần mềm không chính thống.

Thông thường, những trang web này hiển thị rất nhiều quảng cáo và hay chuyển hướng bạn đến một trang web khác, điều này có thể khiến người dùng bị mất cắp thông tin cá nhân, dính ransomeware (mã độc tống tiền).  

3. Phần mềm không hoạt động

Khi bạn tải xuống phần mềm bất hợp pháp, không có gì đảm bảo nó sẽ thực sự hoạt động. Ngoài ra, người dùng cũng sẽ không thể tải xuống các bản cập nhật khi sử dụng phần mềm bẻ khóa, điều này đồng nghĩa với việc các lỗ hổng sẽ không được vá (nếu có), không được trải nghiệm các tính năng mới. 

Nếu tiếp tục sử dụng phần mềm không được cập nhật, bạn có thể gặp nhiều rủi ro khi truy cập Internet, mất cắp dữ liệu cá nhân.  

Phần mềm bẻ khóa sẽ hoạt động kém ổn định và dễ gây lỗi. Ảnh: Internet

Phần mềm bẻ khóa sẽ hoạt động kém ổn định và dễ gây lỗi. Ảnh: Internet

4. Gặp rắc rối với các vấn đề pháp lý

Tải xuống và sử dụng phần mềm bẻ khóa là bất hợp pháp, do đó nếu bị phát hiện, người dùng có thể sẽ phải đối với mặt với hàng loạt rắc rối. Ví dụ, nếu vi phạm bản quyền phần mềm Photoshop, Adobe có thể chặn bạn sử dụng bất kỳ phần mềm nào của họ trong tương lai.

Tương tự, đối với các tựa game, nếu bị phát hiện sử dụng trò chơi lậu, bạn sẽ bị cấm chơi tất cả trò chơi trên nền tảng đó. 

Chưa kể đến việc người dùng còn phải đóng tiền phạt. Ở Mỹ, khoản tiền phạt này có thể lên tới 250.000 USD. Nếu bị bắt khi phân phối phần mềm lậu, bạn thậm chí có thể phải đối mặt với việc ngồi tù.

Phần mềm độc hại có thể lây lan qua mạng. Ảnh: Internet

Phần mềm độc hại có thể lây lan qua mạng. Ảnh: Internet

Nếu một thành viên trong gia đình tải xuống phần mềm bị bẻ khóa, thì các thiết bị của cả gia đình có thể bị xâm phạm. Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn đối với các doanh nghiệp, vì mạng lưới công ty có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thiết bị.  

Tóm lại, nếu bạn không đủ khả năng mua bản quyền phần mềm thì cũng đừng tìm kiếm phiên bản được bẻ khóa sẵn. Thay vào đó, hãy sử dụng các phần mềm miễn phí (mã nguồn mở) để thay thế, đơn cử như Ninite, Softpedia, MajorGeeks, FileHippo, Download Crew...

Cứ 4 công ty thì có 3 công ty từng bị hacker xâm nhập trái phép, nhúng mã độc

Các giải pháp bảo mật chồng chéo về chức năng sẽ gây lãng phí ngân sách và thời gian.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN