4 cách tận dụng điện thoại cũ có thể bạn chưa biết
Số lượng rác thải điện tử do con người tạo ra hiện đang nhiều hơn 21% so với cách đây năm năm. Đó là lý do vì sao bạn nên tận dụng điện thoại cũ cho những mục đích khác thay vì vứt bỏ.
Lưu ý, trong bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ giới thiệu các thao tác trên điện thoại, nếu đang sử dụng máy tính bảng, bạn chỉ cần thực hiện tương tự.
1. Biến điện thoại cũ thành camera giám sát
Theo thời gian, điện thoại sẽ bắt đầu hoạt động chậm chạp, phần cứng bị lỗi thời... Tuy nhiên, bạn đừng vội vứt bỏ sản phẩm, thay vào đó, bạn có thể cài đặt ứng dụng và biến điện thoại thành camera giám sát để theo dõi nhà cửa, văn phòng từ xa.
Đầu tiên, bạn hãy mua một tripod nhỏ hoặc “tự chế” bằng thùng carton. Sau đó cài đặt ứng dụng Manything, Alfred… hoặc các ứng dụng có chức năng tương tự lên điện thoại cũ, tất cả đều có sẵn trên Google Play và App Store.
Cài đặt ứng dụng quan sát tương ứng cho điện thoại cũ. Ảnh: MINH HOÀNG
Trên chiếc điện thoại cũ bạn hãy nhấn vào mục Camera để gán cho nó chức năng giám sát. Ngược lại, điện thoại mới sẽ đóng vai trò là thiết bị quản lý (Viewer).
Khi hoàn tất việc thiết lập, người dùng chỉ cần cắm nguồn cho điện thoại và đặt thiết bị ở những nơi không bị mưa gió, hạn chế ánh nắng chiếu vào trực tiếp.
Đặt điện thoại cũ ở những nơi không bị mưa gió. Ảnh: MINH HOÀNG
2. Biến điện thoại cũ thành điều khiển từ xa
Thay vì phải sử dụng nhiều chiếc điều khiển riêng lẻ cho tivi, loa, máy lạnh, máy chiếu… bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng Mi Remote, SURE Universal Remote để biến điện thoại thành điều khiển từ xa.
Giao diện của chương trình khá đơn giản với hai tùy chọn chính gồm Traditional Remote (điều khiển bằng hồng ngoại - IR) và Smart Remote (điều khiển thông qua WiFi).
Điều khiển các thiết bị điện tử trong nhà thông qua cổng hồng ngoại trên điện thoại. Ảnh: MINH HOÀNG
Nếu điện thoại cũ có hỗ trợ hồng ngoại, bạn nên chọn Traditional Remote để có thể kết nối với nhiều thiết bị hơn. Ngược lại, nếu thiết bị chỉ hỗ trợ WiFi, người dùng hãy chọn Smart Remote.
Tiếp theo, bạn hãy chọn loại thiết bị cần điều khiển như TV, Set-Top/Cable Box (thiết bị thu nhận tín hiệu audio và video), Air Conditioner (máy điều hòa), AV Receiver (amply), Media Streamer, Disc Player (đầu đọc đĩa), Projector (máy chiếu)… và lựa chọn thương hiệu tương ứng.
3. Biến máy ảnh cũ thành webcam
Đa số các mẫu laptop hiện nay đều có webcam tích hợp, tuy nhiên, chất lượng video chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được.
Nếu vừa mua máy ảnh mới, bạn có thể tận dụng máy ảnh cũ làm webcam cho máy tính với độ nét cao hơn, nhiều lựa chọn góc máy hơn và khả năng xóa phông ấn tượng. Trong trường hợp đang sử dụng GoPro cũ, người dùng cũng có thể cài đặt firmware tương ứng để biến thiết bị thành webcam cho máy tính.
Sử dụng máy ảnh như webcam cho laptop để có chất lượng cao hơn. Ảnh: Sony
4. Biến điện thoại cũ thành máy đọc sách
Nếu đang sở hữu điện thoại hoặc máy tính bảng cũ, bạn không cần phải mua máy đọc sách. Thay vào đó, người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng Kindle hoặc Kobo, sau đó mua sách điện tử và chép vào thiết bị để đọc ở bất cứ đâu.
Màn hình của điện thoại sẽ dễ gây mỏi mắt hơn so với màn hình của máy đọc sách, tuy nhiên, có rất nhiều cách để khắc phục vấn đề này.
Máy đọc sách có màn hình chuyên dụng, khiến bạn không bị mỏi mắt. Ảnh: Kobo
Trên Android có một tính năng gọi là Night Light (trong phần Settings - Display), hỗ trợ giảm ánh sáng xanh do màn hình phát ra. Tương tự, nếu đang sử dụng iOS, bạn hãy vào Settings (cài đặt) - Brightness & Display (màn hình và độ sáng) - Night Shift.
Bên cạnh đó, điện thoại cũng hỗ trợ sách nói, vì vậy, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giữa qua lại giữa định dạng văn bản và âm thanh (nếu cần).
Một bức ảnh thể hiện sự cô đơn tận cùng của con người ở giữa vũ trụ bao la.
Nguồn: [Link nguồn]