3 trường hợp dễ mất tiền ngân hàng từ cuộc gọi lừa đảo
Việc nghe điện thoại lừa đảo không khiến nạn nhân mất tiền, mà việc mất tiền chỉ xảy ra khi thực hiện theo lời dẫn dụ.
Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng chia sẻ việc mất tiền ngân hàng lên tới hàng chục triệu đồng khi nghe cuộc gọi lừa đảo, chẳng hạn từ đầu số có tên định danh FlashAI.
Thông tin thất thiệt lan truyền trên mạng xã hội.
Trên thực tế, việc mất tiền chỉ xảy ra khi nạn nhân nghe theo lời dẫn dụ của kẻ gian để thực hiện một số thao tác khác bên ngoài cuộc gọi: Chủ động chuyển tiền cho kẻ gian, kết bạn Zalo với kẻ gian để tham gia chương trình bán hàng "ăn" hoa hồng, xem video nhận tiền,... Thậm chí trường hợp gọi lại số của kẻ lừa đảo, nếu bên kia bắt máy thì người dùng cũng chỉ mất cước viễn thông thông thường chứ không thể "20 giây mất 73 triệu".
Liên quan tới vấn nạn này, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) khẳng định: "Có một điều mà mọi người lầm tưởng rằng khi bắt máy những cuộc gọi này sẽ bị trừ tiền và mất thông tin... Hoàn toàn SAI và KHÔNG đúng sự thật".
Theo NCSC, người dùng chỉ bị mất tiền qua cuộc gọi điện thoại khi:
- Thực hiện thao tác hướng dẫn của cuộc gọi. Ví dụ: Bấm phím 1, phím 2... thì có thể sẽ bị mất tiền cước viễn thông.
- Bị cuộc gọi dẫn dụ vào đường link lừa đảo, hoặc tải file có nguy cơ đánh cắp thông tin.
- Bị dẫn dụ đầu tư tài chính hoặc thực hiện lệnh chuyển tiền theo hướng dẫn của cuộc gọi.
"Tuyệt đối khi nhận những cuộc gọi này không nên bắt máy chi cho tốn thời gian là thứ nhất. Điều thứ hai là để tránh bị dẫn dụ bởi những đòn tâm lý của kẻ lừa đảo. Không nhấp vào bất kỳ đường link qua tin nhắn hay qua cuộc gọi, không cung cấp mật khẩu và mã OTP và luôn nên chậm lại, kiểm chứng và luôn luôn phải xác thực mọi thông tin", NCSC khuyến cáo.
Nguồn: [Link nguồn]
Đó là số liệu so sánh giữa năm 2022 và năm 2021, thậm chí so với năm 2020 do Kaspersky vừa công bố.