24 giờ qua, sóng vô tuyến khắp thế giới chập chờn: Thủ phạm đang hiện ra trên trời

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Thiên thể sáng nhất trên bầu trời Trái Đất đang "thủng" hai lỗ lớn, liên tục bắn về phía chúng ta những quả pháo sáng dữ dội, mà những đợt mất sóng vô tuyến liên tục hôm 19-5 là "còi báo động".

Theo Space, các vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn trên diện rộng xảy ra nhiều nơi trên Trái Đất trong ngày 19-5 là do những quả "pháo sáng vũ trụ", tức các tia năng lượng mạnh mẽ từ Mặt Trời bắn thẳng về phía chúng ta và va chạm với từ quyển, gây ra bão địa từ (bão Mặt Trời).

Ít nhất 7 trong số các quả pháo sáng cấp M đã gây ra hiện tượng này được quy cho AR3311, một vết đen Mặt trời khổng lồ.

Hai vết đen Mặt Trời đang dần quay về phía Trái Đất, có thể sẽ bắn phá hành tinh của chúng ta bằng những quả pháo sáng dữ dội - Ảnh: SDO/NASA

Hai vết đen Mặt Trời đang dần quay về phía Trái Đất, có thể sẽ bắn phá hành tinh của chúng ta bằng những quả pháo sáng dữ dội - Ảnh: SDO/NASA

Đáng sợ hơn, trong ngày 19-5, nó chưa thực sự quay hẳn về phía Trái Đất, mà là các ngày nối tiếp sau đó, đồng nghĩa với nhiều cơn bão địa từ có thể ồ ạt tấn công địa cầu suốt cuối tuần.

Nó lại không chỉ có một mình, mà còn cùng song hành với một vết đen khổng lồ khác mang tên AR3310, chịu trách nhiệm về vết lóa Mặt Trời được ghi nhận bởi Đài quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA. hôm 16-5

Vết lóa đó đã gây ra và khiến vô tuyến chập chờn ở nhiều vùng trên khắp châu Mỹ ít giờ sau đó, theo Trung tâm Dự báo thời tiết không gian thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA).

Tất cả các vụ mất sóng vô tuyến đã xảy ra chỉ mới là "còi báo động", do ảnh hưởng "sơ sơ" của những quả pháo sáng chưa bắn trực tiếp vào Trái Đất, chỉ sượt qua một chút.

Nhưng trong cuối tuần này, người Trái Đất sẽ phải cẩn thận hơn khi hai "họng súng" này nhắm thẳng Trái Đất.

Bão địa từ không phải cơn bão mà bạn có thể nhìn thấy được, nhưng tác động đến các hệ thống của con người như hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện, hệ thống định vị... do từ trường Trái Đất bị nhiễu loạn khi năng lượng từ các quả pháo sáng đập vào các sức từ của từ quyển.

Một quả pháo sáng ở mức cao nhất của cấp X (mạnh nhất) hoàn toàn có thể đánh sập lưới điện trên diện rộng.

Với các quả pháo sáng loại M mà cặp vết đen Mặt Trời này dự kiến sẽ bắn ra, các cơ quan điều hành hàng không, vũ trụ và các hoạt động khác liên quan đến vô tuyến - định vị sẽ phải cẩn thận.

Bão địa từ thậm chí có thể khiến chim di trú lạc lối và cũng từng khiến 40 vệ tinh của Space X bị "ném ngược" về phía Trái Đất hồi tháng 2-2022 khi không may phóng lên đúng lúc bão địa từ mạnh ập tới.

Kính viễn vọng James Webb đang truy tìm nguồn gốc của nước trên Trái Đất

Nguồn gốc của nước trên Trái Đất đang được các nhà khoa học tìm kiếm bằng kính viễn vọng không gian James Webb.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN