2 thủ đoạn ăn cắp tiền trong tài khoản ngân hàng dịp tết

Cận tết luôn là cao điểm của các hoạt động gian lận, lừa đảo bởi nhu cầu giao dịch tài chính của người dùng tăng mạnh.

Để bảo vệ tài sản cá nhân tốt hơn, bài viết sẽ liệt kê một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến và cách phòng tránh.  

- Gọi điện giả mạo ngân hàng để chiếm mã OTP: Cụ thể, nạn nhân sẽ nhận được cuộc gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng, thông báo muốn hỗ trợ người dùng thực hiện giao dịch đang bị treo, lỗi; hoặc thông báo người dùng đang có một khoản tiền chuyển về và cần xác minh thông tin trước khi phê duyệt giao dịch. 

- Gửi tin nhắn trúng thưởng dụ người dùng truy cập vào website giả mạo ngân hàng: Đầu tiên, kẻ gian sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng, kèm theo liên kết để dụ người dùng truy cập vào.

Thủ đoạn này tinh vi hơn ở chỗ, các website được kẻ gian gửi tới có giao diện tương tự với các website chính thức của các ngân hàng, khiến người dùng rất khó phân biệt. 

Tất cả các hành vi đều nhằm mục đích yêu cầu người bị hại cung cấp một số thông tin như tên đăng nhập (user), password, mã OTP và mã kích hoạt Smart OTP. Sau khi có được các thông tin cần thiết, kẻ gian sẽ bắt đầu chuyển tiền đi, tất toán sổ tiết kiệm, mở tài khoản thấu chi, topup thẻ tín dụng…

Nhiều người đã bị mất tiền vì cung cấp thông tin thẻ cho kẻ gian. Ảnh: Internet

Nhiều người đã bị mất tiền vì cung cấp thông tin thẻ cho kẻ gian. Ảnh: Internet

Làm thế nào để tránh bị mất cắp tiền trong tài khoản? 

- Một số ngân hàng sẽ có tính năng cảnh báo đăng nhập thiết bị lạ. Theo đó, nếu tài khoản của bạn đăng nhập trên một thiết bị mới, ngân hang sẽ gửi một mã OTP về điện thoại hoặc email để xác nhận.

Trong trường hợp bạn không đăng nhập mà nhận được mã OTP thì tuyệt đối không được cung cấp cho bất kì ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng. 

- Ngân hàng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp mã OTP, mật khẩu tài khoản hay tên tài khoản ngân hàng. Nếu gặp trường hợp trên, bạn hãy báo ngay với ngân hàng thông qua các đầu số tổng đài tương ứng.  

- Agribank: 043.868.7437 hoặc 043.868.7913.

- ACB: 0838.247.247.

- BIDV: 1900.9247.

- HDbank: 1800.6868.

- Eximbank: 1800.1199.

- Vietcombank: 1900.5454.13.

- MBBank: 1900.5454.26 hoặc 043.767.4050.

- LienVietPostbank: 1800.577.758.

- VietinBank: 1900.558.868 hoặc 043.941.8868.

- VPBank: 1900.54.54.15 hoặc 043.928.8880.

- VIB: 1800.8180.

- TPBank: 1800.5858.58 hoặc 1900.5858.85.

- Techcombank: 1900.588.822

- Sacombank: 1900.5555.88 hoặc 083.526.6060 (nước ngoài).

- SHB: 1800.58.88.56.

- OCB: 1800.6678.

- MSB: 1800.599.999 hoặc 0439.44.55.66.

- Viet Capital Bank: 1900.555.596.

- Trong trường hợp nghi ngờ tài khoản bị lộ hoặc xuất hiện các giao dịch đáng ngờ, người dùng nên gọi lên tổng đài hoặc thực hiện việc khóa thẻ khẩn cấp bằng tin nhắn.

- Chỉ đăng nhập vào trang web của ngân hàng bằng cách tự gõ địa chỉ website, thay vì nhấp vào liên kết do người khác gửi đến. 

Nguồn: [Link nguồn]

Tác hại không ngờ của ánh sáng xanh từ điện thoại di động và máy tính đến cơ thể con người

Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử khiến con người gặp nhiều rắc rối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN