2 phần mềm độc hại giả mạo ứng dụng ngân hàng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức

Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại ThreatFabric đã phát hiện ra một loại phần mềm độc hại ngân hàng có tên là BrasDex.

Theo các nhà nghiên cứu, phần mềm độc hại ngân hàng BrasDex có hệ thống keylogging phức tạp, được thiết kế để lạm dụng dịch vụ trợ năng trên điện thoại nhằm trích xuất thông tin đăng nhập của các ứng dụng ngân hàng được nhắm mục tiêu.

Cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát (C2) của BrasDex cũng đang được sử dụng để điều khiển Casbaneiro, một phần mềm độc hại trên Windows, chuyên nhắm đến các ngân hàng, dịch vụ tiền điện tử ở Brazil và Mexico.

Thống kê cho thấy, phần mềm độc hại BrasDex và Casbaneiro đã lây nhiễm cho hàng ngàn thiết bị.

Số lượng thiết bị bị ảnh hưởng bởi 2 phần mềm độc hại BrasDex và Casbaneiro. Ảnh: ThreatFabric

Số lượng thiết bị bị ảnh hưởng bởi 2 phần mềm độc hại BrasDex và Casbaneiro. Ảnh: ThreatFabric

Cụ thể, BrasDex sẽ giả mạo là ứng dụng ngân hàng của Banco Santander, lạm dụng dịch vụ trợ năng của Android để ghi lại các lần gõ phím do người dùng nhập, không sử dụng phương pháp tấn công bằng lớp phủ truyền thống để đánh cắp thông tin đăng nhập và dữ liệu cá nhân khác.

BrasDex còn được thiết kế để nắm bắt thông tin số dư tài khoản, sau đó bắt đầu các giao dịch gian lận.

Một khía cạnh đáng chú ý khác của BrasDex là việc tập trung vào nền tảng thanh toán PIX, cho phép các khách hàng ở Brazil thực hiện chuyển tiền chỉ bằng địa chỉ email hoặc số điện thoại.

Đây không phải là lần đầu tiên hệ sinh thái thanh toán tức thì trở thành mục tiêu của những kẻ xấu. Vào tháng 9-2021, Check Point đã phát hiện 2 họ phần mềm độc hại Android có tên PixStealer và MalRhino, được thiết kế để lừa người dùng chuyển toàn bộ số dư trong tài khoản.

“Là một gia đình phần mềm độc lập và đầy đủ, BrasDex và Casbaneiro tạo thành một cặp rất nguy hiểm, cho phép những kẻ đứng đằng sau chúng nhắm mục tiêu đến cả người dùng Android và Windows trên quy mô lớn”, ThreatFabric nói.

2 phần mềm độc hại giả mạo ứng dụng ngân hàng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức - 2

Để hạn chế bị mất tiền ngân hàng, người dùng nên thực hiện một số mẹo sau:

- Chỉ tải xuống ứng dụng từ các nguồn chính thức. Dù các ứng dụng trên Google Play và App Store không đảm bảo an toàn 100%, nhưng đây vẫn là nơi tốt nhất để bạn tải và cài đặt ứng dụng.

- Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng ứng dụng từ những nhà phát triển uy tín có danh tiếng tốt để giảm thiểu khả năng gặp phải phần mềm độc hại.

- Không cấp quyền truy cập vô tội vạ cho các ứng dụng. Hầu hết phần mềm độc hại sẽ không thể hoạt động đầy đủ nếu không có các quyền truy cập tiềm ẩn nguy hiểm, chẳng hạn như quyền truy cập Trợ năng, quyền truy cập vào tin nhắn văn bản...

- Sử dụng phần mềm chống virus đáng tin cậy dành cho thiết bị di động, điều này sẽ giúp bạn phát hiện và chặn phần mềm độc hại tốt hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách bảo vệ tài khoản Apple bằng khóa bảo mật vật lý

Bắt đầu từ bản cập nhật iOS 16.3, Apple đã cho phép người dùng sử dụng khóa bảo mật vật lý để bảo vệ tài khoản Apple tốt hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN