16 ứng dụng độc hại bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
Mới đây, công ty an ninh mạng Zscaler đã phát hiện 16 ứng dụng Android bị dính phần mềm độc hại Joker, âm thầm thu thập dữ liệu người dùng.
16 ứng dụng độc hại bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
Joker là một phần mềm độc hại khá nguy hiểm, bí mật xâm nhập vào điện thoại thông qua các ứng dụng bị lây nhiễm. Sau đó lén lút thu thập tin nhắn SMS, danh bạ, thông tin thiết bị… đồng thời tự động đăng ký các dịch vụ trả phí mà không cần có sự đồng ý của người dùng.
Vào tháng 1 năm 2020, Google đã xuất bản một bài đăng trên blog cho biết Joker là một trong những mối đe dọa lâu dài và tiên tiến nhất mà họ phải xử lý trong vài năm qua. Từ năm 2017, nhóm bảo mật của Google đã gỡ bỏ hơn 1.700 ứng dụng có chứa phần mềm độc hại Joker khỏi Google Play.
Phần mềm độc hại Joker ẩn mình bên trong nhiều ứng dụng Android. Ảnh: TIỂU MINH
Phần mềm độc hại sử dụng một kỹ thuật gọi là "ống nhỏ giọt" để vượt qua hệ thống phòng thủ an ninh của Google và lây nhiễm sang thiết bị của nạn nhân.
Đầu tiên, người tạo ra phần mềm độc hại sẽ sao chép chức năng của các ứng dụng hợp pháp và tải nó lên Google Play. Tuy nhiên, trong lần đầu khởi chạy, ứng dụng sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động độc hại nào, do đó, quá trình quét bảo mật của Google sẽ không thể phát hiện mã độc.
Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu bảo mật của Zscaler lại phát hiện phần mềm độc hại Joker ẩn mình bên trong 16 ứng dụng Android, bao gồm:
- Private SMS
- Hummingbird PDF Converter - Photo to PDF
- Style Photo Collage
- Talent Photo Editor - Blur focus
- Paper Doc Scanner
- All Good PDF Scanner
- Care Message
- Part Message
- Blue Scanner
- Direct Messenger
- One Sentence Translator - Multifunctional Translator
- Mint Leaf Message-Your Private Message
- Unique Keyboard - Fancy Fonts & Free Emoticons
- Tangram App Lock
- Desire Translate
- Meticulous Scanner
Hiện tại Google đã gỡ bỏ 16 ứng dụng độc hại này khỏi Google Play, tuy nhiên, chúng sẽ vẫn tồn tại trên điện thoại nếu bạn đã lỡ cài đặt trước đó. Để gỡ cài đặt, bạn hãy nhấn im vào biểu tượng của ứng dụng trên màn hình và chọn Uninstall (gỡ cài đặt).
Ngoài ra, người dùng cũng có thể truy cập vào Settings (cài đặt) - Apps (ứng dụng) - Manage apps (quản lý ứng dụng) để gỡ bỏ ứng dụng.
Những dấu hiệu cho thấy điện thoại đã bị dính phần mềm độc hại Joker
Dấu hiệu đầu tiên chính là điện thoại hoạt động chậm bất thường, màn hình xuất hiện các ứng dụng lạ, lượng dữ liệu di động tăng đột biến, hao pin…
Một khi phần mềm độc hại Joker xâm nhập thành công vào điện thoại, chúng sẽ đánh cắp thông tin cá nhân, tiền bạc và đặc biệt là danh tính của bạn.
Để đảm bảo an toàn, người dùng chỉ nên cài đặt ứng dụng trên Google Play, mặc dù không phải tất cả các ứng dụng trên đây đều an toàn 100%.
Cách đây ít hôm, Tim Cook (CEO Apple) đã tuyên bố rằng “Android có số lượng phần mềm độc hại nhiều gấp 47 lần so với iOS”. Mặc dù thông tin này vẫn có nhiều điều chưa rõ ràng, nhưng Cook đang đúng ở chỗ Android vừa kém riêng tư và kém an toàn hơn iOS.
“Chúng tôi đã thiết kế iOS theo cách chỉ có một App Store, tất cả ứng dụng đều được xem xét trước khi công khai. Do đó, rất nhiều phần mềm độc hại không có trong hệ sinh thái của chúng tôi”.
Quan điểm của Cook là bạn không thể cài đặt ứng dụng cho iPhone từ kho ứng dụng của bên thứ ba theo cách tương tự mà bạn có thể làm trên Android.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo ZDNet, một nhà phát triển game tại Trung Quốc đã làm lộ dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng khi lưu trữ thông tin trên...