1001 thắc mắc: Trái đất quay ‘chóng mặt’, điều gì xảy ra nếu nó ngừng quay?
Trái đất đang quay với vận tốc khoảng 1.670km/h, điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển động quay đó đột ngột dừng lại?
Trái đất đang quay với vận tốc khoảng 1.670km/h
Một số nhà khoa học tính toán, nếu Trái đất ngừng quay đột ngột, bầu khí quyển sẽ vẫn dịch chuyển với tốc độ quay ban đầu của Trái đất ở xích đạo (1.670km/h). Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ phải hứng chịu một cái chết khủng khiếp.
"Ngay lập tức, mọi thứ không tồn tại trên Trái đất và không trú ngụ an toàn ở các cực sẽ tiếp tục dịch chuyển như trước kia. Trái đất sẽ văng sang hướng đông với vận tốc hơn 1.600km/h... Cơ thể của bạn sẽ ngay lập tức trở thành một viên đạn có đường kính 22,8cm", các nhà khoa học cho hay.
Những người vì lí do nào đó vẫn có thể sống sót sẽ biến thành "các cây cỏ lăn siêu âm", đồng hành cùng những cơn gió dữ, có khả năng hủy hoại mọi thứ trên đường đi của chúng.
Theo lời chuyên gia Stevens (người Anh), "các trận gió quét nhanh như ở gần một vụ nổ bom nguyên tử sẽ thổi bay bề mặt và cuốn mọi thứ lên trời, hình thành những cơn bão với cường độ chưa từng thấy trên khắp thế giới. Chỉ mình lực ma sát do Trái đất đã ngừng quay, va chạm với những cơn gió này gây ra cũng đủ tạo nên những vụ hỏa hoạn khổng lồ và sự xói mòn lớn chưa từng có".
Trong khi đó, từ trường Trái đất sẽ ngừng tồn tại và chúng ta sẽ phải hứng chịu lượng bức xạ ion hóa chết người. Trái đất sẽ trở thành một khối cầu gần như hoàn hảo, do vận tốc quay hiện thời khiến hành tinh của chúng ta bị phình ra quanh xích đạo.
Do Trái đất phình ở giữa nên các đại dương hiện được kìm giữ cao hơn khoảng 8km ở đường xích đạo. Tuy nhiên, trên một Trái đất hình cầu hoàn hảo, các đại dương sẽ tái phân bố lại, làm ngập lụt nhiều khu vực trên hành tinh bằng khối lượng nước khổng lồ.
Nếu chuyển động quay của Trái đất chậm 1 ngày trong mỗi chu kỳ 365 ngày - hiện tượng "đồng bộ mặt trời", mọi điểm trên Trái đất sẽ có thời gian ban ngày hoặc ban đêm kéo dài cả năm. Điều này tương đương với những gì diễn ra trên mặt trăng, nơi mặt trời chiếu rọi phần phía trước trong 2 tuần, rồi tới phần phía sau trong 2 tuần.
Nếu Trái đất ngưng quay hoàn toàn, thế giới sẽ có một nửa năm toàn ánh sáng ban ngày và nửa năm toàn đêm tối.
"Sự thay đổi hàng năm về vị trí của mặt trời trên bầu trời khi đó sẽ chỉ là dịch chuyển theo mùa, lên cao và xuống thấp trên bầu trời về phía nam do quỹ đạo của Trái đất và độ nghiêng trục Trái đất. Khi đi dọc các đường vĩ độ liên tục của Trái đất, bạn sẽ thấy độ cao của mặt trời tăng lên hoặc giảm xuống, do chúng ta hiện đang quan sát được độ cao của mặt trời thay đổi từ một điểm đơn lẻ trên Trái đất do chuyển động quay hàng ngày của hành tinh", Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhấn mạnh.
Mặc dù toàn bộ viễn cảnh trên rất đáng sợ, nhưng theo NASA, khả năng Trái đất ngừng quay thực tế sẽ không không xảy ra trong vài tỉ năm tới.
Bên trong trái đất có một lớp sắt tuyết tích tụ
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một lớp sắt tuyết được hình thành và tích tụ lõi bên trong của Trái đất. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Trái đất rắn JGR cho hay, lớp tuyết này được tạo thành từ các hạt sắt nhỏ. Chúng rơi ra từ lõi nóng chảy bên ngoài của Trái đất và chồng chất lên phần đỉnh của lõi bên trong.
Ông Jung-Fu Lin, giáo sư tại Trường Khoa học Địa chất Jackson tại Đại học Texas, tác giả của nghiên cứu cho rằng, chúng ta nắm được nhiều thông tin về lớp vỏ Trái đất nhưng phần lõi bên trong vẫn là một bí ẩn.
"Đó là một điều đáng để suy nghĩ. Các tinh thể ở phần lõi bên ngoài rơi xuống lõi bên trong ở khoảng cách vài trăm km", ông Nick Dygert, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Nghiên cứu so sánh lớp sắt "tuyết" với khoang magma, hồ đá lỏng lớn bên dưới bề mặt Trái đất. Trong các khoang magma, các khoáng chất sẽ nén lại tạo ra thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là "đá tích lũy".
Phát hiện mới này có thể giúp các nhà địa chất hiểu rõ hơn về cách các hành tinh như Trái đất hình thành.
Phát hiện một “Đại Dương” rộng lớn bên trong trái đất
Các nhà khoa học nghiên cứu sâu trong lòng trái đất và họ đã tìm được bằng chứng cho thấy có một hồ chứa nước rộng lớn nằm bên dưới đông Á, và hồ nước này có thể tích ít nhất tương đương với Bắc Băng Dương.
Hai nhà khoa học, ông Michael Wysession, nhà địa chất học và ông Jesse Lawrence, đã phân tích hơn 600.000 biểu đổ địa chấn của các sóng địa chấn do những trận động đất di chuyển khắp trái đất tạo ra và được các thiết bị đặt khắp nơi trên thế giới thu lại
Họ chú ý đến một vùng bên dưới Châu Á nơi mà sóng địa chấn có vẻ như yếu đi và di chuyển hơi chậm lại. “Nước làm giảm vận tốc của sóng đi một ít,” nhà địa chấn học Wysession giải thích. “Vì vậy, việc sóng địa chấn yếu đi nhiều và di chuyển hơi chậm rất khớp với các dự đoán có nước ở khu vực đó.”
Các dự đoán trước đó đã tính toán được là nếu một phiến đá lạnh của đáy đại dương bị chìm hàng ngàn dặm trong lớp mantle của trái đất, thì nhiệt độ cao sẽ làm cho nước tích trữ bên trong lớp đá bị thoát hơi hết
“Đó chính xác là những gì chúng tôi chỉ ra ở đây,”ông Wysession nói. “Nước bên trong lớp đá chìm xuống cùng phiến đá và phiến đá thì rất lạnh nhưng càng xuống sâu thì nhiệt độ của phiến đá càng tăng và cuối cùng lớp đá trở nên không bền nữa và mất đi lượng nước chứa trong nó.”
Mặc dù các tảng đá có vẻ rắn nhưng thành phần của một số đá ở đáy đại dương lại chứa đến 15% nước. “Các phân tử nước thật sự bị mắc kẹt trong lớp khoáng của đá,” Ông Wysession giải thích. “Khi bạn nung nóng lớp khoáng này, nó sẽ khử nước. Việc này giống như lấy đất sét và nung nóng nó để loại toàn bỏ nước ra vậy.”
Các nhà khoa học ước tính rằng có đến 0,1% đá chìm vào trong lớp mantle của trái đất trong khu vực bên dưới đông Á là nước, và như vậy tính ra có khoảng một lượng nước tương đương với Bắc Băng Dương.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoài những phát hiện vĩ đại, năm 2019 còn để lại ấn tượng qua các bức ảnh khoa học mãn nhãn.