1001 thắc mắc: Phi hành gia lúc đi mặc áo trắng sao lúc về phải mặc áo màu cam

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Quần áo phi hành gia phải có màu trắng nhưng khi thực hiện hành trình quay về trái đất thì học lại mặc áo màu cam. Tại sao vậy? Có gì đặc biệt mà bộ quần áo của phi hành giá đắt tới 12 triệu USD?

1001 thắc mắc: Phi hành gia lúc đi mặc áo trắng sao lúc về phải mặc áo màu cam - 1

Tại sao quần áo phi hành gia phải có màu trắng?

Neil Armstrong, Ed White, và tất cả các phi hành gia của Hoa Kỳ hiện đang ở trên trạm vũ trụ ISS có một điểm chung, đó là bộ đồ du hành vũ trụ của họ mang màu trắng.

Không chỉ người Mỹ, mà hiện tại cơ quan hàng không vũ trụ của các quốc gia khác như Nga và Trung Quốc cũng vậy. Tất cả đều là màu trắng, điểm xuyết vài chi tiết trang trí chứ tuyệt nhiên không có màu sắc khác.

Nhưng tại sao lại là màu trắng? Thực ra trước kia, đồ du hành của NASA không mang màu sắc này. Trong dự án Mercury - nhiệm vụ du hành có người lái đầu tiên - bộ đồ của các phi hành gia có màu bạc. Sau này vì một lý do mang ý nghĩa sống còn, màu trắng mới được áp dụng.

Trắng là màu phản xạ được bức xạ vũ trụ hiệu quả nhất

Trên Trái đất, chúng ta có bầu khí quyển với vai trò là một lớp khiên chắn, với khả năng chặn được đến 77% bức xạ đến từ Mặt trời. Nhưng khi vượt ra ngoài bầu khí quyển, lớp khiên này không còn nữa, tức là các phi hành gia phải trực tiếp đối mặt với nhiều vấn đề như cháy nắng, bỏng rộp, thậm chí là ung thư ở cấp độ tế bào.

Để giải quyết vấn đề này, các bộ đồ phi hành gia được thiết kế với màu trắng nhằm phản xạ được bức xạ từ Mặt trời. Theo Cathleen Lewis - chuyên gia từ Bảo tàng Hàng không và vũ trụ quốc gia (Mỹ) - trắng chính là màu hoàn hảo nhất để bảo vệ an toàn cho các phi hành gia ngoài vũ trụ. Việc này cũng tương tự như khi bạn sơn tường màu trắng, căn phòng sẽ mát mẻ hơn so với việc sơn màu tối. Bởi lẽ, màu sáng hấp thụ ít nhiệt lượng hơn.

Trên đường quay về Trái đất thì phải thay sang màu khác

Hành trang du hành vũ trụ của các phi hành gia không chỉ có bộ đồ màu trắng. Khi từ vũ trụ trở về, họ sẽ phải chuyển sang bộ đồ tương tự nhưng mang màu cam sáng.

Nguyên nhân là vì màu sắc này sẽ trở nên nổi bật giữa nền xanh của đại dương và bầu trời, rất phù hợp để thu hút sự chú ý. Trong trường hợp hạ cánh lỗi khiến các phi hành gia buộc phải bỏ tàu, họ sẽ dễ dàng được cứu sống hơn.

Dù vậy, thời gian cũng khiến mọi chuyện thay đổi. Khoa học hiện đã có nhiều giải pháp khác để xác định vị trí của một phi hành gia đang cần cứu hộ, chẳng hạn như GPS. Thế nên NASA và các cơ quan hàng không vũ trụ khác có thể thỏa sức sáng tạo màu sắc cho các bộ đồ phi hành gia phải mặc khi trở về.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng các bộ đồ hiện tại sẽ phải cải tiến nhiều để đáp ứng yêu cầu cho chuyến du hành đến sao Hỏa sắp tới. Một chuyến đi kéo dài ít nhất 3 năm, nên có lẽ màu sắc của các bộ đồ du hành sẽ giúp ích phần nào.

Bộ đồ bảo hộ không gian của NASA có giá bao nhiêu?

Jonathan Miller - kỹ sư của NASA làm việc tại trung tâm vũ trụ Johnson - cho biết những bộ đồ bảo hộ không gian không phải là những thứ có thể thương mại hóa nên không thể định giá theo cách thông thường mà phải tính ngay từ những công đoạn nghiên cứu cũng như thử nghiệm để làm ra một phiên bản chuẩn trước khi có thể được sản xuất thêm các phiên bản copy khác.

Thông thường, các dự án nghiên cứu và thiết kế các mẫu đồ bảo hộ không gian mới của NASA có chi phí lên tới hàng trăm triệu USD, điển hình như ngày 11/6/2008, NASA đã ký hợp đồng thiết kế đồ bảo hộ không gian có trị giá 758 triệu USD với công ty Oceaneering International.

Đó là chi phí để tạo ra những nguyên mẫu, còn đối với những phiên bản sản xuất số lượng lớn (phiên bản copy của phiên bản gốc) thì giá thành của chúng cũng không hề rẻ. Ví dụ như bộ đồ bảo hộ không gian đầu tiên của NASA là Navy Mark IV, được sử dụng cho dự án Mercury, có giá thành lúc đó là khoảng 2 triệu USD. Trong khi đó, bộ đồ bảo hộ không gian thông dụng hiện nay là mẫu EMU North Dakota có giá thành khoảng 12 triệu USD một bộ.

Phi hành gia giặt quần áo như thế nào trên trạm vũ trụ?

Do không có máy giặt và nước khan hiếm, các phi hành gia phải loại bỏ quần áo cũ bằng cách thiêu cháy trong khí quyển.

Cả hai bồn cầu trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đều... bị hỏng

Cả hai bồn cầu trị giá 19.000 USD do Nga thiết kế và lắp đặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được báo cáo là đều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN