1001 thắc mắc: Ngôi sao nào có hình củ lạc phát sáng hơn cả Mặt Trời
Trước đây, người ta cho rằng mặt trời là ngôi sao sáng nhất trong vũ trụ, tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một ngôi sao màu vàng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay và còn sáng hơn cả Mặt Trời.
Theo AFP, ngôi sao mới được phát hiện có tên HR 5171 A, nằm cách Trái Đất khoảng 12.000 năm ánh sáng.
HR 5171 A có đường kính lớn hơn Mặt Trời 1.300 lần và sáng hơn Mặt Trời khoảng một triệu lần. So với Betelgeuse, một trong những sao lớn nhất và sáng nhất được các nhà thiên văn học biết đến, HR 5171 A có kích thước lớn hơn 50%. Với kích thước này, các nhà thiên văn nhận định đây là ngôi sao vàng lớn nhất từng được quan sát trong thiên hà.
HR 5171 A là một phần trong hệ sao đôi và nằm rất gần với ngôi sao còn lại, hình thành cấu trúc hệ sao đôi có hình dạng như một củ lạc khổng lồ.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đài quan sát Nam Âu (ESO) cho biết các ngôi sao vàng khổng lồ là một loại sao hiếm trong thiên hà. Cho đến nay, các chuyên gia mới phát hiện được 12 ngôi sao thuộc loại này.
HR 5171 A được quan sát qua kính thiên văn đặt tại Chile. Trong 40 năm qua, kích thước của HR 5171 tăng dần và nhiệt độ của nó đang giảm đi.
Vì sao các ngôi sao lại có độ sáng khác nhau?
Có 2 nhân tố quyết định được độ sáng của các vì sao, đó là vừa phải xem năng lực phát quang của bản thân chúng mạnh đến mức nào, vừa phải xem chúng cách Trái đất bao xa. Các nhà thiên văn học đã phân chia năng lực phát quang của các vì sao thành 25 bậc sao, năng lực phát quang mạnh nhất gấp 10 tỷ lần so với năng lực phát quang yếu nhất.
Tuy nhiên, cho dù là một ngôi sao có năng lực phát quang mạnh đến mức nào nhưng nếu ở quá xa so với Trái đất thì độ sáng của nó cũng không bằng những vì sao có năng lực phát quang kém nó mấy vạn lần.
Ví dụ, có một hằng tinh mang tên Tâm Tú Nhị, thể tích gấp 220 triệu lần so với Mặt trời, năng lực phát quang gấp khoảng 5 vạn lần so với Mặt trời, nhưng ở cách Trái đất khoảng 410 năm ánh sáng, vì cự lý là quá lớn nên khi quan sát nó chỉ là một ngôi sao nhấp nháy ánh sáng đỏ. Nhưng nếu sao Tâm Tú Nhị được chuyển tới vị trí của Mặt trời thì tất cả vạn vật trên trái đất sẽ đều bị nó thiêu hủy.
Những ngôi sao sáng trên bầu trời
10. Archerna
Ngôi sao Archerna nằm trong chòm sao Eridanus. Ngôi sao có độ sáng rõ ràng là 0.46 và độ sáng tuyệt đối là -1.3. Ngôi sao này nằm cách Trái Đất 69 năm ánh sáng ( 1 năm ánh sáng bằng 9000 tỷ km).
9. Procyon
Tiếp theo trong danh sách là Procyon, nằm ở chòm sao Canns Minor, cách Trái Đất 11,4 năm ánh sáng. Ngôi sao có độ sáng rõ ràng là 0.38 và độ sáng tuyệt đối là 2.6.
8. Rigel
Nằm trong chòm Orion, cách Trái Đât 1400 năm ánh sáng, Độ sáng rõ ràng của nó là 0.12 và độ sáng tuyệt đối là -8.1. Trong ảnh là ánh sáng từ Rigel phản chiếu cụm bụi không gian tạo thành cụm tinh vân Nebula.
7. Capella
Capella nằm trong chòm sao Auriga, 41 năm ánh sáng từ Trái Đất. Độ sáng rõ ràng của ngôi sao này là 0.08 và độ sáng tuyệt đối là 0.4
6. Vega
Ngôi sao Vega ở chòm Lyra, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng. Có độ sáng rõ ràng là 0.03 và độ sáng tuyệt đối là 0.6. Trong hình là dải ngân hà chiếu sáng bầu trời phía Tây của Iowa Hoa Kỳ vào 31/3/2013. Ngôi sao Vega sáng nổi bật ở phần giữa phía trên.
5. Arcturus
Nằm trong chòm sao Bootes, cách Trái Đất 34 năm ánh sáng. Độ sáng rõ ràng của nó là -0.04 và độ sáng tuyệt đối là 0.2. Trong hình, ở trung tâm là Mặt Trăng, còn Arcturus là ngôi sao sáng thứ 4 nằm ở góc phải phía trên.
4. Rigil Kentaurus
Là ngôi sao sáng thứ ba trên bầu trời đêm, mặc dù độ sáng của nó là do mật độ của hệ thống sao quanh nó - được biết đến với cái tên Alpha Centauri. Là hàng xóm gần nhất của Mặt Trời, Rigil Kentaurus cách Trái Đất 4.3 năm ánh sáng, thuộc chòm Centaurus. Ngôi sao có độ sáng rõ ràng là -0.27 và độ sáng tuyệt đối là 4.4
3. Canopus
Cách Trái Đất 74 năm ánh sáng, Canopus thuộc chòm Carina. Độ sáng rõ ràng của ngôi sao này là -0.72 và độ sáng tuyệt đối là -2.5. Canopus, ngôi sáng sáng thứ hai trên bầu trời, hiện rõ trong tấm ảnh của phi hành gia Donald R. Pettit, chụp trên Trạm vũ trụ ISS.
2. Sirius
Nằm ở chòm Canis Major, cách Trái Đất 8.6 năm ánh sáng. Sirius có độ sáng rõ ràng là -1.46 và độ sáng tuyệt đối là 1.4. Hình chụp từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy Sirius A, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, đốm xanh bên phải là bà con của nó, Sirius B
1. The Sun (Mặt trời)
Dĩ nhiên ngôi sao sáng lớn đó chính là Mặt Trời, gần nhất với hành tinh của chúng ta. Cách Trái Đất 9149 668 992 km, với độ sáng rõ ràng là -26.72 và độ sáng tuyệt đối là 4.2.
Ánh sáng trên bầu trời đêm chủ yếu là từ các ngôi sao có tuổi trung bình nằm dọc theo dải Ngân hà. Vậy các ngôi sao hình...
Nguồn: [Link nguồn]