10 công cụ tìm kiếm này sẽ giúp bạn khi Google đã bó tay
Không có gì trên Internet không có, chỉ có công cụ tìm kiếm của bạn chưa đủ mạnh.
The WWW Virtual Library
Đây được coi là trang web lâu đời nhất và do chính cha đẻ của World Wide Web, Tim Berners-Lee tạo ra. Vào trang web này, bạn có thể tiếp tục tìm kiếm trong 300 thư viện trực thuộc thư viện chính. Vậy nên không có gì là lạ khi nó có thể tìm được những thứ mà các trang khác không thể.
USA.gov
Vâng, website chính thức của Chính phủ Mỹ, là cổng thông tin cho mọi dữ liệu về tất cả các bang, bộ lạc, nhà nước, vùng lãnh thổ, … được xếp theo thứ tự từ A đến Z với mọi chủ đề.
Science.gov
Công cụ tìm kiếm chuyên dụng cho các ngành khoa học này khai thác thông tin từ hơn 60 cơ sở dữ liệu và 2.200 website, bao quát mọi thứ từ xu hướng phát triển công nghệ trong nông nghiệp hiện nay cho đến chương trình học bổng cho học sinh chuyên ngành STEM.
U.S Geological Survey
Chỉ riêng mục hình ảnh và các loại bản đồ của cơ sở dữ liệu này thôi cũng đáng để bạn bỏ phí đăng ký thành viên. Đây là mỏ vàng cho bất cứ ai nghiên cứu về địa chất, trái đất, khí hậu,… Nói chung là tất cả các ngành khoa học.
Directory of Open Access Journals
Ở đây, tri thức là miễn phí. Kho dữ liệu này đang có hơn 9.000 tạp chí với khoảng 2,5 triệu bài báo về đủ loại chủ đề. Nếu bạn đã bất lực với Google Search hay Google Scholar, hãy nhớ DOAJ nhé.
Voice of The Shuttle
Cứu cánh cho bất kỳ ai đang vật vã với những tác phẩm văn học, từ cổ điển đến kinh điển và hiện đại. Ngoài ra, còn có các chủ đề về nhân văn học, nhân chủng học và nghiên cứu văn hóa. Được đồng bộ với các trang như Sci-Tech, CyberCulture và Technology of Writing, Voice of The Shuttle luôn cập nhật và giữ được nguồn thông tin không những phong phú mà còn tươi mới.
RxList
Báu vật của sinh viên ngành y với một index dài dằng dặc bao gồm bách khoa toàn thư về thuốc, các cách nhận dạng thuốc, thậm chí là vị trí các hãng dược phẩm.
Infoplease
Bách khoa toàn thư online này tiền thân chỉ là một chương trình giải đố qua đài phát thanh vào năm 1938. Ngày nay, nó là kho dữ liệu khổng lồ với các bài báo điện tử, ebooks, từ điển, atlas, thư viện số và danh mục các công cụ tìm kiếm khác. Nó còn có hai “người con” khác là Factmonster.com và TeacherVision mang cùng một sứ mệnh giáo dục và phổ cập tri thức.
WorldCat
Kết nối với khoảng 72.000 thư viện của 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nó được gọi là Thư viện của các thư viện. Thông tin ở đây tất nhiên phong phú và đa dạng nhưng nó hữu ích nhất đối với những ai muốn tìm tư liệu trích dẫn cho nghiên cứu tiến sĩ của mình.
The National Security Archive
Đây là cơ sở dữ liệu phi chính phủ lớn nhất đối với các loại thông tin về chính sách và lịch sử quốc phòng và ngoại giao cũng như chính sách tình báo. Tất nhiên, các tài liệu này không có gì là quá “mật” và được dán nhãn “được phép tiếp cận”.
Đây là những ứng dụng hữu ích của Google mà có thể bạn chưa từng biết.